Làng nghề Quảng Trị tăng thu từ vụ Tết

Các làng nghề truyền thống ở tỉnh Quảng Trị đã và đang vào cao điểm sản xuất và cung ứng sản phẩm cho thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, qua đó có doanh thu hàng tỷ đồng.

Lang nghe Quang Tri tang thu tu vu Tet hinh anh 1Làng nghề truyền thống mứt gừng Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng luôn “đỏ lửa” cả ngày và đêm để kịp phục vụ nhu cầu Tết. Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN

Những ngày này, làng truyền thống mứt gừng Mỹ Chánh, thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng tất bật làm các khâu từ luộc gừng, rim gừng đến đóng gói mứt gừng thành phẩm để kịp bán ra thị trường Tết. Mứt gừng Mỹ Chánh nổi tiếng có vị thơm, cay nồng, màu gừng tự nhiên, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, do đó được người tiêu dùng trong cả nước ưa chuộng.

Lang nghe Quang Tri tang thu tu vu Tet hinh anh 2Những mẻ mứt gừng sau khi rang xong được phân loại kỹ trước khi đóng gói để cung ứng cho thị trường. Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN

Theo Chủ tịch UBND xã Hải Chánh Bùi Văn Sinh, nghề làm mứt gừng cung ứng cho thị trường Tết đem lại nguồn thu nhập cao cho các hộ và lao động địa phương. Vụ Tết năm nay, làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh sản xuất khoảng 60 tấn, tổng doanh thu đạt khoảng 3 tỷ đồng; đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương với thu nhập từ 180.000 - 300.000 đồng/ngày.

Làng nghề truyền thống nem, chả Chợ Sãi ở làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong cũng đã vào cao điểm sản xuất để cung ứng cho thị trường Tết. Nem, chả Chợ Sãi là một trong những đặc sản ẩm thực của Quảng Trị bởi mùi vị thanh mát, thấm đậm ít có nơi nào có được. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tất cả hộ làm nem, chả đều cam kết với cơ quan chức năng không sử dụng phụ gia, hóa chất trong chế biến và bảo quản. Mỗi năm làng nghề cung ứng cho thị trường khoảng hơn 25 tấn nem, chả; trong đó, phần lớn là vào dịp Tết Nguyên đán. Với giá bình quân khoảng từ 150.000 - 220.000 đồng/kg tùy loại, các hộ ở làng nghề này có doanh thu hàng tỷ đồng.

Lang nghe Quang Tri tang thu tu vu Tet hinh anh 3Làng nghề bánh chưng, bánh tét Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng vào dịp cuối năm đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động lúc nông nhàn. Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN

Tương tự, làng nghề truyền thống làm bánh chưng, bánh tét Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng cũng “hối hả” vào vụ Tết. Làng Đại An Khê có khoảng 20 hộ nấu bánh với quy mô lớn, trung bình mỗi hộ nấu từ 300 – 500 cái bánh chưng, bánh tét mỗi ngày để bán ra thị trường Tết. Mỗi cặp bánh, bánh tét chưng có giá từ 50.000 - 55.000 đồng. Làng nghề truyền thống làm bánh ướt Phương Lang ở xã Hải Ba, huyện Hải Lăng bình quân mỗi ngày cung ứng cho thị trường khoảng 2.400kg, mang lại doanh thu hàng chục triệu đồng/ngày; đồng thời, giải quyết việc làm trực tiếp và gián tiếp cho nhiều lao động địa phương.

Lang nghe Quang Tri tang thu tu vu Tet hinh anh 4Những ngày sát Tết, làng bánh Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng lại “hối hả” vào mùa. Ảnh: Thanh Thủy - TTXVN

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã điều tra, khảo sát các làng nghề truyền thống để xây dựng chính sách nhằm hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua đó giúp người dân vừa duy trì được nghề truyền thống vừa nâng cao thu nhập.

Nguyên Lý

Tin liên quan

Làng nghề truyền thống kẹo nhãn Lang Chánh tăng sản xuất cho Tết

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán 2022, để có thêm nguồn hàng bán ra thị trường, nhiều người dân thị trấn Lang Chánh, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục gia tăng sản xuất loại kẹo nhãn đặc sản của địa phương. Đây là loại kẹo chất lượng thơm ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên được nhiều người ưa chuộng. Nghề làm kẹo nhãn giúp người dân có việc làm ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo.


Làng nghề miến dong Cẩm Bình "chạy đua" với đơn hàng Tết

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao, làng nghề làm miến dong truyền thống xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy (tỉnh Thanh Hóa) trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Hơn 150 hộ làm miến dong tại đây đang gấp rút huy động nhân lực chạy đua với thời gian để kịp các đơn hàng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.


Làng nghề nướng cá nơi cửa biển Ngư Lộc (Thanh Hóa) tất bật vào vụ Tết

Những ngày này, người dân làm nghề nướng cá nơi cửa biển xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) lại tất bật bên những lò than hồng để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ nhu cầu tăng cao mỗi độ Tết đến Xuân về. Nghề này không chỉ tạo nên nét đẹp truyền thống đặc trưng của làng biển mà còn mang lại thu nhập chính cho bà con nơi đây.


Sản xuất đặc sản ở Nghệ An tất bật vào vụ Tết

Còn khoảng 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2022, nhiều làng nghề, hộ dân sản xuất đặc sản ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An như hương trầm, lạp xưởng, thịt chua, măng muối, bò giàng, lợn gác bếp, cá/mực khô… tất bật vào vụ.


Làng nghề nước mắm truyền thống Khúc Phụ tất bật vào vụ Tết

Những ngày này, người dân tại làng nghề nước mắm truyền thống Khúc Phụ, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đang tập trung tối đa nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu nước mắm của người dân vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Đối với người dân địa phương, đây là dịp tiêu thụ hàng hóa lớn nhất trong năm nên ai cũng tất bật với công việc của mình, người đong mắm, dán nhãn, người ghi sổ, đóng thùng... với mong muốn có một cái Tết ấm no, xum vầy hơn những năm trước.



Đề xuất