Làng gốm sứ Tân Phước Khánh

Làng gốm sứ Tân Phước Khánh
Nghề gốm sứ xuất hiện ở Tân Phước Khánh từ giữa thế kỷ XVII khi một thương nhân người hoa tình cờ đến Tân Uyên đã phát hiện ra loại đất quý màu trắng có thể làm gốm. Và ông đã định cư rồi đưa nhiều người đến đây cùng mở các lò sản xuất gốm sứ dọc theo con suối Hố Đại. Đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Tân Phước Khánh đã có khoảng hơn 10 lò gốm thủ côn với các sản phẩm gồm: bát, đĩa, ấm chén, chậu hoa, chân đèn, bình, lọ, tượng người, tượng thú, đôn hình con voi… thường là kích thước vừa và nhỏ. Nét đặc trưng của gốm sứ Tân Phước Khánh vào thời bấy giờ là đều được tráng men với màu sắc da lươn hoặc xanh lục đậu, còn ngày nay, men có thêm nhiều màu sắc khác nhau tùy theo yêu cầu của người tiêu dùng.
Đổ nguyên liệu vào khuôn để tạo hình ban đầu cho gốm sứ.
Đổ nguyên liệu vào khuôn để tạo hình ban đầu cho gốm sứ.
Tạo hình sản phẩm gốm trên bàn xoay.
Tạo hình sản phẩm gốm trên bàn xoay.
Phơi khô các sản phẩm trước khi nung. Ảnh: Thông Hải
Phơi khô các sản phẩm trước khi nung. Ảnh: Thông Hải

Gốm sứ Tân Phước Khánh hiện chủ yếu sản xuất để xuất ngoại, bình quân hàng tháng một cơ sở gốm sứ cho ra lò từ 10.000 - 20.000 sản phẩm xuất khẩu, thị trường chủ yếu là các nước châu Âu. Thực tế, để phù hợp với xu hướng phát triển và thị hiếu nhiều nước trên thế giới, gốm sứ Tân Phước Khánh từ lâu đã có sự pha trộn giữa nét truyền thống Việt Nam, Á Đông và phương Tây. Sản phẩm gốm sứ Tân Phước Khánh cũng từng tham gia nhiều cuộc triển lãm gốm sứ ở nước ngoài. nhiều công ty gốm sứ của Đức, Anh, Canada, Trung Quốc còn mở văn phòng đại diện tại Việt Nam để tiện giao dịch.
Bình quân hàng tháng một cơ sở gốm sứ cho ra lò từ 10.000 - 20.000 sản phẩm xuất khẩu.
Bình quân hàng tháng một cơ sở gốm sứ cho ra lò từ 10.000 - 20.000 sản phẩm xuất khẩu.
Các sản phẩm gốm, sứ gia dụng Tân Phước Khánh rất được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
Các sản phẩm gốm, sứ gia dụng Tân Phước Khánh rất được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.

Là cái nôi gốm sứ của Bình Dương, Tân Phước Khánh có nhiều nghệ nhân đã cống hiến tâm huyết cả đời để tạo nên nghề truyền thống lâu năm trên quê hương mình. Có thể kể đến các nghệ nhân là chủ các lò gốm ở Tân Phước Khánh, nắm giữ cả kho kinh nghiệm và những bí quyết gia truyền trong sản xuất và tạo màu men như ông Tạ Quốc, Vương Cần, Vương Quýt, Vương Hòa Hiệp… Đặc biệt, ông Lý Ngọc Minh là người sáng lập thương hiệu Minh Long 1 nổi tiếng đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới với những đóng góp to lớn của mình cho nghề gốm sứ truyền thống.
langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm