Lan tỏa giá trị di sản văn hóa Huế đến với cộng đồng

Tối 30/9, tại Quảng trường Ngọ Môn (thành phố Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Trường Đại học Khoa học Huế tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi: “Thiết kế cảnh quan Eo Bầu - Thượng Thành phía Nam” và Ký họa kiến trúc chủ đề “Nam Kinh thành Huế - Dấu ấn thời đại”; khai mạc Triển lãm các tác phẩm của cuộc thi nhằm giới thiệu, lan tỏa giá trị di sản văn hóa Huế đến với cộng đồng...

Lan toa gia tri di san van hoa Hue den voi cong dong hinh anh 1Cắt băng khai mạc triển lãm. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, sau hơn một tháng triển khai, cuộc thi thu hút sự tham gia của đông đảo thầy cô giáo là kiến trúc sư, sinh viên thuộc Khoa Kiến trúc (Đại học Khoa học Huế) và Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, cùng các học sinh yêu thích nghệ thuật ở khắp mọi miền đất nước. Nhiều tác phẩm dự thi được Ban Tổ chức và các chuyên gia đánh giá cao về ý tưởng, tính nghệ thuật.

“Sau khi thực hiện dự án di dời các hộ dân khu vực di tích Eo Bầu - Thượng Thành, vấn đề cấp thiết tiếp theo là phát triển cảnh quan cho hệ thống khu vực di tích. Chính vì thế, thông qua cuộc thi, Ban Tổ chức mong muốn các thí sinh hiểu rõ và trân trọng hơn những di sản mà thế hệ trước đã để lại. Ban Tổ chức sẽ xem xét, chắt lọc những ý tưởng hay để cùng bảo vệ, phát huy giá trị của di sản”, ông Hoàng Việt Trung cho hay.

Dịp này, Ban Tổ chức đã trao chứng nhận cho 50 tác phẩm tiêu biểu của các tác giả và nhóm tác giả tham gia cuộc thi. Trong đó, có 8 giải thưởng “Thiết kế cảnh quan Eo Bầu - Thượng Thành phía Nam” và 16 giải thưởng Ký họa kiến trúc chủ đề “Nam Kinh thành Huế - Dấu ấn thời đại”.

Lan toa gia tri di san van hoa Hue den voi cong dong hinh anh 2Trao giải cho nhóm tác giả đoạt giải Nhất nội dung "Thiết kế cảnh quan Eo Bầu - Thượng Thành phía Nam". Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Giải Nhất nội dung "Thiết kế cảnh quan Eo Bầu – Thượng Thành phía Nam" thuộc về tác phẩm của nhóm tác giả Đỗ Trí Kiệt, Trần Công Tấn, Trần Văn Tiến, Nguyễn Tấn Tài, Nguyễn Ngọc Tùng (Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học, Đại học Huế).

Xuất sắc vượt qua 39 tác phẩm ký họa, tác giả Nguyễn Xuân Lực (Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học, Đại học Huế) đoạt giải Nhất nội dung ký họa kiến trúc chủ đề “Nam Kinh thành Huế - Dấu ấn thời đại”.

Nhận xét về tác phẩm đoạt giải Nhất nội dung “Thiết kế cảnh quan Eo Bầu - Thượng Thành phía Nam”, giới chuyên gia cho rằng, tác phẩm có sự đột phá, kết hợp hài hòa giữa hiện đại và nét cổ kính đặc trưng phù hợp với Huế. Với thiết kế này, Eo Bầu- Thượng Thành vẫn giữ được kết cấu, kiến trúc của di sản.

Lan toa gia tri di san van hoa Hue den voi cong dong hinh anh 3Người dân thành phố Huế tham quan các tác phẩm tại triển lãm. Ảnh: Mai Trang - TTXVN

Theo Quyết định số 3435/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày 28/12/2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế được giao nhiệm vụ khai thác, phát huy giá trị khu vực Thượng Thành - Eo Bầu, Kinh Thành Huế giai đoạn 2022 - 2026.

Trong khuôn khổ chương trình hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học được ký kết giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế với Trường Đại học Khoa học Huế, hai đơn vị đã triển khai cuộc thi: “Thiết kế cảnh quan Eo Bầu - Thượng Thành phía Nam” và Ký họa kiến trúc chủ đề “Nam Kinh thành Huế - Dấu ấn thời đại”.

Cuộc thi được triển khai từ ngày 25/4 đến 31/5. Ban Tổ chức nhận được 59 tác phẩm thiết kế và ký họa kiến trúc .

Mai Trang

Tin liên quan

Bảo tồn, phát huy Quần thể di tích Cố đô Huế ( Bài 2)

Sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tham mưu cho các cấp chính quyền xây dựng Đề án Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 1996 - 2010; sau đó là Đề án điều chỉnh Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 - 2020 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


Bảo tồn, phát huy Quần thể di tích Cố đô Huế (Bài 1)

Gần 30 năm, kể từ khi được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới (1993), Quần thể di tích Cố đô Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hiện đang triển khai xây dựng Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm nhận diện đầy đủ giá trị của các di sản vật thể và phi vật thể, qua đó giúp định hướng, tạo lập cơ sở pháp lý để khai thác, phát huy nguồn lực về di sản văn hóa, trở thành “hạt nhân” của đô thị di sản Thừa Thiên - Huế trong tương lai.


Lễ hội Điện Huệ Nam - Festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô Huế

Sáng 5/8 (tức ngày 8/7 âm lịch), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Trung tâm Festival Huế, Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam. Đây là nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, Di sản Văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh.



Đề xuất