Làm giàu trên vùng đất hoang hóa

Làm giàu trên vùng đất hoang hóa
Huyện Tuy Phong chủ trương đưa nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cơ giới hóa khâu thu hoạch sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Thanh
Huyện Tuy Phong chủ trương đưa nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cơ giới hóa khâu thu hoạch sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Thanh

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bình Thuận, Tuy Phong là huyện có đông đồng bào: Chăm, Raglai, K’ho, Hoa… cư trú với dân số hơn 150.000 người. Từng là nơi hoang hóa, khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, đồng bào nơi đây đã nỗ lực khai hoang để trồng trọt, chăn nuôi và phát triển kinh tế trang trại.

Hồ đập thủy lợi Lòng Sông cung cấp nước tưới cho trên 4.000 ha đất nông nghiệp; làm xanh tươi hàng chục vạn héc ta đồi, đồng xung quanh hệ thống thủy lợi Lòng Sông, cải tạo khí hậu, giảm nhẹ lũ hạ lưu. Ảnh: Nguyễn Thanh
Hồ đập thủy lợi Lòng Sông cung cấp nước tưới cho trên 4.000 ha đất nông nghiệp; làm xanh tươi hàng chục vạn héc ta đồi, đồng xung quanh hệ thống thủy lợi Lòng Sông, cải tạo khí hậu, giảm nhẹ lũ hạ lưu. Ảnh: Nguyễn Thanh

Theo số liệu thống kê, toàn huyện hiện có 14 trang trại đạt tiêu chí được cấp giấy chứng nhận, phần lớn được đầu tư bài bản, là mô hình sản xuất hàng hóa tập trung và hiệu quả, khai thác và sử dụng hơn 69.000 ha đất nông nghiệp trên địa bàn.

Cây trôm trở thành “cần câu” giúp đồng bào dân tộc ở huyện Tuy Phong từng bước thoát nghèo. Ngoài giá trị lấy mủ (nhựa), trôm còn là loại cây góp phần phủ xanh một vùng rộng lớn đất trống, đồi núi trọc. Ảnh: Nguyễn Thanh Nghề làm muối được duy trì và phát triển tại xã duyên hải Chí Công. Ảnh: Nguyễn Thanh
Cây trôm trở thành “cần câu” giúp đồng bào dân tộc ở huyện Tuy Phong từng bước thoát nghèo. Ngoài giá trị lấy mủ (nhựa), trôm còn là loại cây góp phần phủ xanh một vùng rộng lớn đất trống, đồi núi trọc. Ảnh: Nguyễn Thanh
 
Cây trôm trở thành “cần câu” giúp đồng bào dân tộc ở huyện Tuy Phong từng bước thoát nghèo. Ngoài giá trị lấy mủ (nhựa), trôm còn là loại cây góp phần phủ xanh một vùng rộng lớn đất trống, đồi núi trọc. Ảnh: Nguyễn Thanh Nghề làm muối được duy trì và phát triển tại xã duyên hải Chí Công. Ảnh: Nguyễn Thanh
Nghề làm muối được duy trì và phát triển tại xã duyên hải Chí Công.
Ảnh: Nguyễn Thanh

Thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững”, huyện Tuy Phong đã chú trọng quy hoạch phát triển các loại cây, con có lợi thế như: lúa chất lượng cao, thanh long, nho, trôm… và sản xuất tôm giống tập trung tại xã Chí Công, đồng thời thúc đẩy ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ vậy, đồng bào ở các xã Phước Thể, Phong Phú, Phú Lạc đã chuyển đổi sản xuất từ đất hoa màu, đất lúa một vụ bấp bênh sang trồng nho, thanh long. Nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân đã mạnh dạn đầu tư trồng 337 ha cây trôm lấy mủ, đạt lợi nhuận cao. Các loại cây ăn quả chất lượng cao như: xoài cát Hòa Lộc, xoài Thái Lan, cam sành lại đang phát triển mạnh ở xã Bình Thạnh và Phong Phú, với diện tích khoảng 80 ha...

Từng là nơi hoang hóa, khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, đồng bào dân tộc ở huyện Tuy Phong đã nỗ lực khai hoang để trồng trọt, phát triển kinh tế trang trại. Trong ảnh: Mùa thu hoạch nho ở xã Phước Thể. Ảnh: Nguyễn Thanh Đồng bào dân tộc ở huyện Tuy Phong sử dụng hệ thống tưới phun tự động tiết kiệm nước vào trồng trọt. Ảnh: Nguyễn Thanh Chăm sóc và thu hoạch thanh long ở xã Chí Công. Ảnh: Nguyễn Thanh
Từng là nơi hoang hóa, khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, đồng bào dân tộc ở huyện Tuy Phong đã nỗ lực khai hoang để trồng trọt, phát triển kinh tế trang trại. Trong ảnh: Mùa thu hoạch nho ở xã Phước Thể. Ảnh: Nguyễn Thanh
 
Từng là nơi hoang hóa, khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, đồng bào dân tộc ở huyện Tuy Phong đã nỗ lực khai hoang để trồng trọt, phát triển kinh tế trang trại. Trong ảnh: Mùa thu hoạch nho ở xã Phước Thể. Ảnh: Nguyễn Thanh Đồng bào dân tộc ở huyện Tuy Phong sử dụng hệ thống tưới phun tự động tiết kiệm nước vào trồng trọt. Ảnh: Nguyễn Thanh Chăm sóc và thu hoạch thanh long ở xã Chí Công. Ảnh: Nguyễn Thanh
Đồng bào dân tộc ở huyện Tuy Phong sử dụng hệ thống tưới phun tự động tiết kiệm nước vào trồng trọt. Ảnh: Nguyễn Thanh
 
Từng là nơi hoang hóa, khô cằn, khí hậu khắc nghiệt, đồng bào dân tộc ở huyện Tuy Phong đã nỗ lực khai hoang để trồng trọt, phát triển kinh tế trang trại. Trong ảnh: Mùa thu hoạch nho ở xã Phước Thể. Ảnh: Nguyễn Thanh Đồng bào dân tộc ở huyện Tuy Phong sử dụng hệ thống tưới phun tự động tiết kiệm nước vào trồng trọt. Ảnh: Nguyễn Thanh Chăm sóc và thu hoạch thanh long ở xã Chí Công. Ảnh: Nguyễn Thanh
Chăm sóc và thu hoạch thanh long ở xã Chí Công. Ảnh: Nguyễn Thanh

Tuy Phong hôm nay đã “khoác lên mình chiếc áo mới", mang dáng dấp của một vùng đất xanh tươi, năng động với nhiều khởi sắc trong đời sống đồng bào dân tộc.
 
Nguyễn Thanh
Báo in tháng 9/2019

Có thể bạn quan tâm