Làm giàu trên mảnh đất quê hương

Làm giàu trên mảnh đất quê hương
Trang trại nuôi lợn rừng và lợn giống bản địa của gia đình anh Hoàng A Páo. Ảnh: An Thành Đạt
Trang trại nuôi lợn rừng và lợn giống bản địa của gia đình anh Hoàng A Páo. Ảnh: An Thành Đạt

Năm 2005, anh Páo mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi, mở rộng nhà xưởng chế biến mật ong... Nhờ cần cù, chăm chỉ lao động, sau hơn chục năm, gia đình anh Páo đã có gần 100 con lợn, 15 con bò, 1.000 con gia cầm và hơn 1 ha ao thả cá. Anh Páo còn liên kết với các hộ dân nuôi 150 đàn ong mật, nhận bảo vệ 116 ha rừng phòng hộ. Với mô hình kinh tế này, gia đình anh Páo có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động trong vùng.

Mua bò trong dân về vỗ béo nhằm tăng giá trị kinh tế, một hình thức làm giàu của anh Hoàng A Páo. Ảnh: An Thành Đạt
Mua bò trong dân về vỗ béo nhằm tăng giá trị kinh tế, một hình thức làm giàu của anh Hoàng A Páo. Ảnh: An Thành Đạt

Anh Hoàng A Páo liên kết với nhiều hộ dân trong xã nuôi 150 đàn ong mật, vừa có thu nhập ổn định vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: An Thành Đạt
Anh Hoàng A Páo liên kết với nhiều hộ dân trong xã nuôi 150 đàn ong mật, vừa có thu nhập ổn định vừa tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: An Thành Đạt

Nhờ dám nghĩ dám làm, năm 2006, anh Páo được nhận Giải thưởng Lương Định Của do Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh dành cho “Nhà nông trẻ xuất sắc”. Năm 2017, anh được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho nông dân đã có thành tích trong sản xuất kinh doanh hiệu quả, ổn định, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang.
Hữu Hải – An Thành Đạt

Có thể bạn quan tâm