Lâm Đồng tập trung nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng tập trung nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Mô hình sấy hồng theo công nghệ Nhật Bản. Ảnh: Quốc Hùng - TTXVN
Mô hình sấy hồng theo công nghệ Nhật Bản. Ảnh: Quốc Hùng - TTXVN

Theo Kế hoạch số 292/KH-UBND ngày 15/1/2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng: Địa phương sẽ lồng ghép thực hiện các quyết định, kế hoạch về hạn mức bình quân giao đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn; Đề án giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ dân tộc thiểu số; Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 1776 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững; Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số …trong đó ưu tiên hoàn thiện các sự án định canh định cư còn dở dang, xây dựng và thực hiện đề án ổn định dân di cư tự do tại các tiểu khu 179, 181, 197, 198 của huyện Đam Rông…

Trong nhiệm vụ tăng cường phát triển kinh tế, đẩy nhanh công tác giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Lâm Đồng chú trọng phát triển các ngành kinh tế có lợi thế từng địa phương; tập trung hoàn thiện cơ chế và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nhất là các cùng đồng bào dân tộc thiểu số; rà soát, thống kê lại quỹ đất để hợp tác, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vùng sản nông nghiệp và chuyên canh hàng hoá, kịp thời giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và tranh chấp đất đai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương chủ động tìm kiếm, kết nối thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh ưu tiên phát triển y tế, giáo dục đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào vùng dân tộc; bảo tồn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc…

Tỉnh Lâm Đồng có 43 dân tộc anh em sinh sống. Trong tổng số 1,28 triệu người đang sinh sống trên địa bàn có 24,1% là đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó các dân tộc gốc Tây Nguyên chiếm khoảng 17%. Theo kết quả thống kê mới nhất: Đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng còn 2,91%, giảm 1% so với năm 2017; trong đó tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số còn 9,56%. Trong năm 2018, toàn tỉnh Lâm Đồng có 3.100 hộ thoát nghèo, trong đó có 1.400 hộ là người dân tộc thiểu số.
Chu Quốc Hùng

Có thể bạn quan tâm