Lâm Đồng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Lâm Đồng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Lâm Đồng có gần 300 ngàn hecta đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có khoảng 212 ngàn hecta đất đỏ bazan thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, rau, hoa thương phẩm. Ngoài cà phê là cây trồng chủ lực, tỉnh chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp khác như: chè, ca cao, điều…
Tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 40 ngàn hecta đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
Tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 40 ngàn hecta đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
Đặc biệt, Lâm Đồng đã phát triển được vùng trồng rau, hoa công nghệ cao tại thành phố Đà Lạt và các địa phương lân cận. Thương hiệu rau, hoa Đà Lạt đã trở nên nổi tiếng, được tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước cũng như phục vụ xuất khẩu.
Chăn nuôi heo (lợn) áp dụng kỹ thuật mới tại huyện Đạ Tẻh
Chăn nuôi heo (lợn) áp dụng kỹ thuật mới tại huyện Đạ Tẻh    
Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 40 ngàn hecta đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất với thu nhập trung bình 130 triệu đồng/ha/năm. Cá biệt có mô hình cho thu nhập từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng/ha/năm. Ngoài chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng, Lâm Đồng cũng chú trọng quy hoạch, xây dựng vùng chăn nuôi tại mỗi địa phương.
Cà phê được xem là cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập ổn định cho đồng bào các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng
Cà phê được xem là cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập ổn định cho đồng bào các dân tộc ở tỉnh Lâm Đồng  
Toàn tỉnh hiện có 14.300 con bò sữa, 348.500 con lợn, 78.000 con bò, 15.500 con trâu. Các huyện Đơn Dương, Đức Trọng trở thành vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm, cung cấp nguồn nguyên liệu thường xuyên cho một số nhà máy sữa lớn của cả nước.
Trồng rau màu ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đơn Dương
Trồng rau màu ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đơn Dương
Hai huyện Cát Tiên và Đạ Tẻh trở thành vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn của tỉnh với nhiều mô hình chăn nuôi áp dụng kỹ thuật mới, giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Mô hình trồng cây ca cao tại địa bàn các huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng được triển khai trong những năm gần đây Đồng bào K’Ho ở xã Hiệp An, huyện Đức Trọng có thu nhập cao nhờ trồng hoa lay-ơn Nuôi cá nước lạnh - mô hình được thử nghiệm tại huyện Lâm Hà
Mô hình trồng cây ca cao tại địa bàn các huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng được triển khai trong những năm gần đây
Mô hình trồng cây ca cao tại địa bàn các huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng được triển khai trong những năm gần đây Đồng bào K’Ho ở xã Hiệp An, huyện Đức Trọng có thu nhập cao nhờ trồng hoa lay-ơn Nuôi cá nước lạnh - mô hình được thử nghiệm tại huyện Lâm Hà
Đồng bào K’Ho ở xã Hiệp An, huyện Đức Trọng có thu nhập cao nhờ trồng hoa lay-ơn   
Mô hình trồng cây ca cao tại địa bàn các huyện phía nam tỉnh Lâm Đồng được triển khai trong những năm gần đây Đồng bào K’Ho ở xã Hiệp An, huyện Đức Trọng có thu nhập cao nhờ trồng hoa lay-ơn Nuôi cá nước lạnh - mô hình được thử nghiệm tại huyện Lâm Hà
Nuôi cá nước lạnh - mô hình được thử nghiệm tại huyện Lâm Hà

Có thể bạn quan tâm