Kỹ thuật trồng thanh long

Kỹ thuật trồng thanh long
Để cây thanh long phát triển, tốt nhất nên dùng trụ bằng xi măng
Để cây thanh long phát triển, tốt nhất nên dùng trụ bằng xi măng

* Thời vụ:
 
Các tỉnh miền Nam có thể trồng thanh long vào 2 vụ chính: đối với vùng thiếu nước tưới nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 5 dương lịch); đối với vùng có điều kiện tưới tiêu tốt, trồng vào cuối mùa mưa (tháng 10 - 11 dương lịch). Ở miền Bắc, thanh long trồng vào tháng 2 - 3, khi đã có mưa xuân.

* Chuẩn bị đất trồng:
 
Cây thanh long thích hợp vùng đất cao, thoát nước tốt. Do chịu được hạn nên có thể trồng trên đất xám, đất phù sa, đất đỏ và đất phèn. Trước khi trồng cần đắp mô rộng 0,6 m - 0,8 m, cao 0,3 m - 0,5 m. Cây thanh long là loại dây leo, cần chuẩn bị trụ trước khi trồng để cây phát triển. Có thể dùng trụ sống (cây sống), phải tỉa bớt nhánh trên trụ thường xuyên cho thanh long phát triển, tốt nhất nên dùng trụ bằng xi măng.
 
Khoảng cách trồng thích hợp là 3 m x 3 m, mật độ 1.100 trụ/ha hoặc 2,8 m x 3,0 m mật độ 1.200 - 1.300 trụ/ha, mỗi mô trồng 3 - 4 hom, sâu 5 cm (tuỳ đường kính trụ), áp phần thẳng của cành vào thân trụ.

Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh trên cây thanh long để phòng trừ kịp thời
Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh trên cây thanh long để phòng trừ kịp thời

* Bón phân:
 
Đối với cây 1 tuổi:

Lượng phân bón dùng cho mỗi trụ là: 10 kg phân hữu cơ, 0,5 kg super lân, 0,5 kg urê và 0,5 kg NPK chia làm 04 lần bón:
 
+ Lần 1 (trước khi trồng): Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân.

+ Lần 2 (một tháng sau khi trồng): 1/3 lượng phân urê + 1/3 lượng phân NPK.

+ Lần 3 (6 tháng sau khi trồng): 1/3 lượng phân urê + 1/3 lượng phân NPK.

+ Lần 4 (cây ra hoa): 1/3 lượng urê + 1/3 lượng phân NPK.

Đối với cây 2 tuổi trở đi:

Lượng phân bón dùng cho mỗi trụ là: 15 kg phân hữu cơ, 0,5 kg super lân, 0,5 kg urê, 0,5 kg NPK, 0,5 kg Clorua kali. Chia làm 3 lần bón:

+ Lần 1 (sau khi thu hoạch): Toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và 1/3 lượng phân urê.

+ Lần 2 (2 tháng sau khi thu hoạch): 1/3 lượng phân urê + 2/5 lượng phân NPK và 1/2 lượng phân Clorua kali.

+ Lần 3 (4 tháng sau khi thu hoạch): 1/3 lượng phân urê + 2/5 lượng phân NPK và 1/2 lượng phân Clorua kali.

Số phân NPK còn lại (1/5) sẽ bón bổ sung sau đợt ra quả. Có thể sử dụng thêm phân bón qua lá để tăng ra hoa đậu quả.

Thanh long là một loại cây ăn quả, tiềm năng phát triển lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân
Thanh long là một loại cây ăn quả, tiềm năng phát triển lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân

* Chăm sóc:


- Cần cung cấp đủ nước cho cây phát triển. Thông thường 3 - 7 ngày tưới ẩm 1 lần.

- Làm cỏ thường xuyên kết hợp với bón phân và phủ gốc cho cây vào mùa nắng.

- Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh, tỉa cành ốm yếu, cành non quá, cành già để tập trung dinh dưỡng cho cây phát triển tốt.

* Thu hoạch:

Khi quả chuyển sang màu đỏ 3 - 5 ngày thì thuhoạch. Dùng kéo sắc cắt sát vào cành để thu quả có cả cuống.

Có thể bạn quan tâm