Kỹ thuật nuôi lươn trong can nhựa, ống nhựa hoặc thùng xốp

Kỹ thuật nuôi lươn trong can nhựa, ống nhựa hoặc thùng xốp
Kỹ thuật nuôi lươn trong can nhựa

Đối với những hình thức nuôi lươn khác, việc chăm sóc, quản lý vật nuôi rất khó vì người nuôi không biết được chính xác số lượng trong bể nuôi, quản lý nguồn thức ăn không tốt, dịch bệnh vẫn hay xảy ra, chi phí đầu tư lại không hề thấp. Đối với hình thức nuôi lươn trong can nhựa này, việc quản lý lươn sinh trưởng rất dễ, ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt gần như bằng 0, chất lượng thịt lại đạt tiêu chuẩn an toàn (vì thịt rất sạch) đầu tư ban đầu cực kỳ thấp. Mỗi đợt thu hoạch có thể đạt doanh thu lên đến vài chục triệu đồng.

Việc quản lý lươn sinh trưởng rất dễ, ít bị bệnh khi nuôi trong các can nhựa
Việc quản lý lươn sinh trưởng rất dễ, ít bị bệnh khi nuôi trong các can nhựa

Chuẩn bị can nuôi và trang thiết bị cần thiết

Lựa chọn can nuôi có thể tích là 30 lít. Trên thân can đục nhiều lỗ cỡ khoảng 1 cm hoặc 0,6 cm. Dùng các thanh tre đã được vót tròn, vừa với kích thước của lỗ, kích thước thanh tre có thể là 4,5 cm. Mục đích là cho lươn quấn vào thanh cây này để phát triển.

Phía trên can nhựa cũng đục nhiều lỗ để lưu thông không khí vào bên trong cho lươn có đủ ôxy để thở.

Đặc điểm nuôi lươn trong can nhựa này không cần xây bể hay dùng bùn gì cả, chỉ cần có một dòng nước tự nhiên là có thể nuôi được.

Chính vì thế, những can nhựa này thường đường đặt ở vị trí cố định trên một thanh tre hay gỗ nằm ở dưới nước. Để giữ cho phần trên của can nhựa nằm trên mặt nước (25cm) (cho có oxy vào bên trong), thanh gỗ chứa các can nhựa phải được đặt cách mặt nước 0,5m. Mỗi can cách nhau khoảng 2cm

Chi phí đầu tư ban đầu: tổng chi phí khi tính cho 24 can nhựa tổng chi phí khoảng 1,8 triệu đồng (giá bao gồm lươn giống, can, cây tre…)

Thuần hóa con giống

Yếu tố quan trọng nhất để thành công trong mô hình này là con giống. Lươn giống nuôi theo mô hình này nên là giống lươn đồng, được thuần hóa trước khi cho vào can nuôi. Vì giống ngoài tự nhiên nên lươn rất khỏe và hầu như ít bị bệnh.
Lươn được nuôi trong các can nhựa.
Lươn được nuôi trong các can nhựa.

Thức ăn cho lươn và cách cho ăn

Thức ăn cho lươn nuôi theo hình thức này cũng không khác nhiều so với những hình thức khác. Cũng cho chúng ăn những thức ăn tươi sống như cá tạp, tôm, nhuyễn thể …

Việc cho lươn nuôi trong can nhựa ăn cũng rất đơn giản. Có thể dùng vải để may một chiếc túi khoảng 30-40cm chiều dài, gắn cố định với nắp can nhựa. Trên thân túi đục nhiều lỗ để khi cho thức ăn vào lươn có thể ăn từ những lỗ đó. Thức ăn sẽ không bị rơi vãi ra bên ngoài, làm dư thừa và làm bẩn nguồn nước đối với những hình thức nuôi khác). Sau khi lấy túi vải đựng thức ăn ra ngoài nhớ phải giặt lại sạch.

Nhờ ưu điểm nuôi tại nguồn nước tự nhiên, không phải thay nước (vì nước luôn luôn chảy chứ không đọng lại) nên dù thức ăn có rơi ra 1 lượng ít thì nước trong can vẫn không bị nhiễm bẩn.

Với phương pháp nuôi thân thiện với môi trường này mà lươn trong can nhựa sinh trưởng theo hướng tự nhiên, thịt sạch, không bệnh, tăng trưởng đều.

Sản phẩm lươn thu được từ nuôi trong can nhựa
Sản phẩm lươn thu được từ nuôi trong can nhựa

Chăm sóc và theo dõi

Nuôi lươn trong can khá an nhàn. Người chăn nuôi không phải cần quá nhiều thời gian để chăm sóc và theo dõi chúng.

Khi lươn trong can được khoảng 0,3-0,4 kg/con là có thể xuất bán. Mỗi can có thể thả được 1 kg lươn giống. Khi xuất bán có thể đạt khoảng 15-16 kg lươn thành phẩm. Trung bình lợi nhuận/can vào khoản gần 1 triệu đồng.

Thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn lươn tiêu thụ, nếu lươn bỏ ăn có thể bổ sung vitamin hoặc dưỡng chất khác tùy thuộc vào tình trạng của lươn để xử lý.
Theo trieuphunongdan.com

Có thể bạn quan tâm