Kỳ thú văn hoá thổ dân da đỏ châu Mỹ

Kỳ thú văn hoá thổ dân da đỏ châu Mỹ
Xuất xứ Đông Nam Á

Khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Christopher Colombus tìm ra châu Mỹ vào năm 1492 lúc vượt Đại Tây Dương để tới phương Đông, nơi có những sản vật quý giá, thuyền của ông đã cập bờ một đảo nhỏ và gặp ở đây những thổ dân bản địa có dáng vẻ hết sức lạ mắt, như da đỏ, tóc đen, người nhỏ bé. Ông cứ ngỡ mình đã tới Ấn Độ nên gọi họ là những người Ấn Độ - Indios (tiếng Anh là Indians). Trên thực tế, họ không phải là dân của Ấn Độ mà là dân của vùng đất châu Mỹ.

Tuy nhiên, họ cũng đã từng là người Đông Nam Á, vì giỏi đi biển mà vượt đại dương tìm tới được vùng đất mới. Cùng một đoàn thuyền song mỗi nhóm đi một phương tìm hiểu nơi cư trú và hình thành nên nhiều bộ lạc hay dân tộc riêng với làng nước trải khắp châu Mỹ. Mỗi bộ lạc nói một thứ tiếng khác nhau, đến nay đã thống kê được 600 thổ ngữ. Do sự đông đảo người Anh Điêng trong các nhóm dân cư, có rất nhiều sông hồ, đường xá, thị trấn, tỉnh lỵ và 27 bang của Mỹ được đặt tên theo tiếng Anh Điêng.
Cột tượng tô tem.
Cột tượng tô tem.
Hầu như người Anh Điêng nào cũng biết săn bắn, hiểu các đặc tính của đất đá, cây cỏ, thời tiết. Vì yêu mến muôn loài, người ta thường tự xem tổ tiên mình là con cháu, anh em của chim, thú, cá tôm… Tin rằng mọi sinh linh và cả nắng, mưa, gió, bão đều có linh hồn, là thần hay tinh linh của ông cha. Và lễ hội là lúc để mọi người thể hiện các niềm tin tôn giáo ấy qua các bài hát, điệu múa, trò chơi. Đặc biệt còn đẽo các cột tô tem hình người - vật, biểu trưng cho nguồn cội dân tộc và xứ sở.

Những cư dân nông nghiệp tài ba

Không chỉ giỏi săn bắn, các dân tộc ở đây còn giỏi trồng trọt, chăn nuôi và là người đầu tiên của châu Mỹ cũng như thế giới biết trồng ngô, đậu, khoai tây… nuôi gà tây để cải thiện bữa ăn. Họ cũng sáng chế được các loại bếp từ đá nóng, bảo quản thực phẩm bằng cách phơi và hun khói, may mặc trang phục từ da và lông thú như bò và thỏ, trang điểm đầu tóc bằng lông chim sặc sỡ. Dân tộc nào cũng có nhiều kiểu nhà tiện dụng. Thông thường nhất là wigwam làm từ các cây nhỏ uốn cong, đóng xuống mặt đất tạo vòm rồi buộc dây, lợp cỏ hoặc lều teepee bằng da thú quây kín và nhà gạch phơi khô adobe cho kiến trúc vững chãi. Cùng đó là các kiểu nhà wichita, wichkiups, asi, chickee, hogan, igloo, canoe house, pit house, sod house, grass house… tất cả đều từ gỗ đá, rơm rạ, đất cát được nhặt về và xây thủ công. Tô điểm cho những ngôi nhà lớn là những pho tượng tô tem rực rỡ, đứng ở hông nhà, trước cổng và đầu làng. Truyền thống ấy đến nay vẫn được giữ gìn mà khi nhắc đến chỉ có người Anh Điêng mới có.
Tô tem hươu nai.
Tô tem hươu nai.
Nam nữ Anh Điêng còn giỏi giang ở nhiều việc khác như nam nhi vùng đồng bằng rất thạo đi bộ và vác nặng trong khi vùng rừng núi lại tinh thông trên nước, ở phía Bắc biết làm ca nô bằng vỏ cây lướt nhẹ trên mặt hồ và phía Nam làm thuyền độc mộc từ cây đốt lõi. Ai nấy đều dùng thuyền để đi săn và đánh cá, như săn các đàn thú và chim đang uống nước. Phụ nữ cực kỳ đảm việc nhà gồm đan chiếu, rổ, trang phục, tích trữ thức ăn và chăm con. Từ nhỏ, các bé gái rất thích nấu nướng, may vá. Bé nam thì ham bắn cung, leo trèo. Khi đến tuổi trưởng thành, các em đều phải trải qua một số kỳ thi sức mạnh và lòng can đảm, thử tính tự lập, thường sống một mình trong rừng hoặc lang thang một thời gian trước khi ổn định. Mỗi gia đình Anh Điêng thường có ít người song lại rất đông họ hàng, cả làng đều là thân quyến của nhau. Đứng đầu mỗi làng là một tù trưởng, cũng là pháp sư, dược sư, người dẫn dắt tinh thần cộng đồng.

Lối sinh hoạt phong phú

Mỗi năm trong cộng đồng người Anh Điêng có khá nhiều lễ hội, ở đó thường thấy các trò vui, múa hát và kể chuyện hấp dẫn. Phần lớn các tiết mục đều có tính nghi lễ để tôn vinh thần thánh. Thanh niên thường chơi bóng rổ, hai đội đua nhau chuyền tay một quả bóng vào một cái lỗ trên cao, đội nào làm được sẽ thắng. Tương tự, nữ có trò đá bóng quanh một sân dài mà ngày xưa là một nghi lễ bảo vệ đồng cỏ khỏi bão cát. Ngoài ra, còn có các trò vui khác khó có thể tìm thấy nơi nào như trò cọc và vòng, hứng bóng, ném lao, đá gậy, ngéo tay, kéo tai, vật chân…
Điệu múa Fancy.
Điệu múa Fancy.
Hiếm có dân tộc nào lại sáng tạo và bảo tồn được nhiều điệu múa như người Anh Điêng. Với cả thảy hơn trăm điệu múa. Người ta thường nhảy múa để cầu xin thần linh phù hộ. Thợ săn múa hươu hay bò để mong săn bắt được nhiều trong khi nông dân múa điệu cầu mưa mong mưa xuống hay lúa ngô nhiều. Các dược sư múa để chữa bệnh. Các tù trưởng múa để kể về sự tích bộ lạc và cho trẻ khám phá các bí mật của bộ lạc. Cuối lễ hội thường có điệu múa ca ngợi các anh hùng, vẻ đẹp của đất nước với sự tham gia của cả tập thể nam nữ chung vui. Cũng như múa, hát là một phần quan trọng của các nghi lễ, với nhiều làn điệu diễn xướng mà thường thấy là hát kể khan. Trong khi nam múa thì nữ hát để xả đi những gánh nặng cuộc sống. Người ta đệm nhạc bằng rất nhiều nhạc cụ dân tộc như các loại trống, sáo…
Theo Langvietonline.vn
TTXVN

Có thể bạn quan tâm