Kỷ niệm trọng thể 40 năm Ngày thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm trọng thể 40 năm Ngày thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỳ họp Quốc hội khóa VI (từ ngày 24/6 - 3/7/1976) đã quyết định nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước, trong đó có việc đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một quyết định không chỉ có ý nghĩa tôn vinh, ghi nhớ công lao của Bác Hồ mà còn đáp ứng nguyện vọng tha thiết của đồng bào miền Nam nói chung, nhân dân Sài Gòn - Gia Định nói riêng. Đồng thời, đánh đấu một cột mốc quan trong trong quá trình phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với tên Bác. 

. Chủ tịch nước Trần Đại Quang; và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm. Nhan Sáng-TTXVN.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang; và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ kỷ niệm. Nhan Sáng-TTXVN

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ, giữa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, thống nhất đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đau đáu hướng về miền Nam ruột thịt, trong đó có Sài Gòn - Gia Định, nơi từng lưu dấu chân và tiễn Người đi tìm đường cứu nước, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm gian khổ đi tìm chân lý giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than... Sài Gòn - Gia Định luôn trung dũng, kiên cường, đã vùng lên mạnh mẽ trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, trong Cách mạng Tháng Tám; thay mặt cả nước nổ phát súng đầu tiên, mở đầu cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta, cùng “miền Nam thành đồng” đứng vững nơi đầu sóng ngọn gió, kiên trung, bất khuất, xứng danh “Đất thép thành đồng”. Sài Gòn - Gia Định cũng là điểm quyết chiến chiến lược cuối cùng của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược đầy gian lao, anh dũng, kết thúc thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đưa cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội... Trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ, Đảng bộ và nhân dân thành phố Sài Gòn - Gia Định đã không ngừng phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, lập nên nhiều chiến công hiển hách; luôn tỏ lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và tha thiết với việc thành phố mang tên Người. Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất đã chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh. 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm Thành phố Sài Gòn-Gia Định chính thức mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/7/1976 - 2/7/2016). Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ kỷ niệm 40 năm Thành phố Sài Gòn-Gia Định chính thức mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/7/1976 - 2/7/2016). Ảnh: Nhan Sáng-TTXVN

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, những thành tựu Thành phố Hồ Chí Minh đạt được trong 40 năm qua là to lớn và rất quan trọng, tạo tiền đề để thành phố tiếp tục phát triển trong những năm tới, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước. Bốn mươi năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã luôn phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu bền bỉ, vượt lên khó khăn, thách thức, huy động tốt mọi nguồn lực với tư duy mới, cách làm mới phù hợp với thực tiễn của thành phố, của đất nước, đạt được những thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại..., đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Với vai trò là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong nhiều thập niên, thu hút đầu tư, tạo nguồn thu ngân sách và giải quyết các vấn đề xã hội. Công tác quản lý và phát triển đô thị có nhiều chuyển biến tích cực; cơ sở hạ tầng được cải thiện, phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện dân sinh và từng bước tạo nên diện mạo mới khang trang, hiện đại”. 

 
 

Có thể bạn quan tâm