Kỷ niệm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam 6/6: Phát huy vai trò người cao tuổi trong xây dựng Đảng, chính quyền

Sáng 4/6/2022, tại Hà Nội, Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức gặp mặt nhân 81 năm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam, Ngày Người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941-6/6/2022) và phát động thi đua “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tích cực thi đua xây dựng tổ
Sáng 4/6/2022, tại Hà Nội, Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức gặp mặt nhân 81 năm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam, Ngày Người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941-6/6/2022) và phát động thi đua “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tích cực thi đua xây dựng tổ

Các cấp Hội Người cao tuổi trên cả nước không chỉ nêu gương sáng trong lao động, sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, mà còn phát huy bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm sống, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Kỷ niệm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam 6/6: Phát huy vai trò người cao tuổi trong xây dựng Đảng, chính quyền ảnh 1Sáng 4/6/2022, tại Hà Nội, Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức gặp mặt nhân 81 năm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam, Ngày Người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941-6/6/2022) và phát động thi đua “Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tích cực thi đua xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ và phát huy vai trò người cao tuổi trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội VI, Hội người cao tuổi Việt Nam, nhiệm kỳ 2021-2026. Trong ảnh: Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Nguyễn Thanh Bình trao Kỷ niệm chương cho các cá nhân. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Tuổi cao chí càng cao

Trong suốt chiều dài lịch sử, người cao tuổi có nhiều đóng góp to lớn cả trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Hội nghị Diên Hồng thời Trần là một biểu tượng của ý chí sắt đá, tinh thần quyết tâm, đồng lòng bảo vệ đất nước của các bậc phụ lão và nhân dân cả nước. Truyền thống, di sản vô cùng quý báu của người cao tuổi Việt Nam tiếp tục được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước nhà hưng, suy, tồn, vong, phụ lão đều gánh trách nhiệm rất nặng nề", người cao tuổi là "vốn quý của dân tộc, là lực lượng quan trọng của đất nước, là rường cột của gia đình và xã hội Việt Nam". Thời kỳ đổi mới, người cao tuổi tiếp tục thể hiện vai trò của quan trọng của mình trong việc chia sẻ kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền địa phương để xây đựng cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh…

Dù đã ngoài 80 tuổi nhưng ông Đỗ Xuân Duyệt (phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) luôn nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm với công tác Hội, góp phần đưa phong trào hoạt động của Hội Người cao tuổi ngày càng phát triển. Từng là Chủ nhiệm hợp tác xã thời kỳ bao cấp, với vai trò là một đảng viên, ông Duyệt khẳng định, muốn thực hiện tốt vai trò của công dân, tham mưu cho chính quyền địa phương, điều đầu tiên phải luôn bám sát nghị quyết của đảng ủy, chương trình công tác của UBND phường và Hội Người cao tuổi các cấp, vận dụng vào tình hình thực tiễn của địa phương. Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, ông Duyệt cùng nhiều hội viên khác rất tích cực theo dõi để nắm bắt được những chủ trương, quyết sách mới của Đảng, Nhà nước, từ đó tham mưu với chính quyền những giải pháp nhằm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Trưởng ban Đại diện Hội Người cao tuổi huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Phạm Kim Tinh cho rằng, người cao tuổi là lực lượng xã hội rộng lớn, có lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc, tích lũy được vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng phong phú; có tín nhiệm cao; tiếng nói có trọng lượng; đóng góp quan trọng vào các thành tựu kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Quốc hội khóa XV có đại biểu đại diện, phản ánh ý chí, nguyện vọng, tâm tư của người cao tuổi đến Quốc hội là điều rất đáng mừng, tạo thêm động lực để người cao tuổi tiếp tục gắn bó, thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình.

“Tôi tin rằng, trong thời gian tới, người cao tuổi có thêm cơ hội để góp tiếng nói của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại biểu Quốc hội là người cao tuổi sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực, tự tin tham gia công việc được Quốc hội phân công, làm tốt vai trò là cầu nối giữa người cao tuổi với cơ quan dân cử và cơ quan dân cử với người cao tuổi, làm tròn trách nhiệm đại biểu Quốc hội và xứng đáng với sự tin cậy của cử tri, của nhân dân”, ông Phạm Kim Tinh nhấn mạnh.

Trưởng ban đại diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn cho biết, Hội Người cao tuổi các cấp đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác vận động người cao tuổi, tổ chức hoạt động của Hội Người cao tuổi Thủ đô. Hội Người cao tuổi Hà Nội tập trung vào 3 nhiệm vụ thường xuyên: Xây dựng Hội vững mạnh về tư tưởng, tổ chức và cán bộ; thực hiện tốt chăm sóc người cao tuổi về tinh thần, vật chất, sức khỏe; phát huy tốt tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm của người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tạo mọi điều kiện để người cao tuổi tiếp tục cống hiến

Theo Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Nguyễn Thanh Bình, Việt Nam được xếp vào nhóm mười nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Hiện cả nước có trên 11,4 triệu người cao tuổi, theo dự báo, người cao tuổi sẽ chiếm 17% dân số cả nước đến năm 2030 và đến năm 2050 con số này là 25%. Hiện tại, khoảng 9,7 triệu người tham gia Hội Người cao tuổi; 656 nghìn người tham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể; hơn 6,5 triệu người trực tiếp tham gia lao động sản xuất…

Thống kê cho thấy, số người cao tuổi tham gia vào bộ máy chính trị ở cơ sở hiện nay rất lớn, riêng chức danh Bí thư chi bộ ở cơ sở có đến 60-70% là người cao tuổi và khoảng 90% người cao tuổi tham gia vào các công việc hòa giải ở cộng đồng. Toàn quốc có hàng triệu người cao tuổi trực tiếp tham gia công tác Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể ở cơ sở; trong đó, nhiều người trực tiếp tham gia cấp ủy chi bộ thôn, ấp, bản, tổ dân phố, đóng góp xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo ở các địa phương.

Bằng trí tuệ, vốn sống và kinh nghiệm được tích lũy qua thực tiễn lao động và công tác, người cao tuổi đang tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị, làm cơ sở vững chắc để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội từng địa phương; phát huy vai trò là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền.

Tiến sĩ Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cho biết, người cao tuổi đã đóng góp trí tuệ, phát huy kinh nghiệm của mình trong cuộc sống, trong lao động sản xuất và trong cả hoạt động xây dựng Đảng. Với bản lĩnh chính trị và trách nhiệm cao, vốn sống của mình, người cao tuổi đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc đổi mới của đất nước.

Chính vì vậy, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cho rằng, để người cao tuổi có cơ hội đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội, cần tạo điều kiện cho người cao tuổi có các cơ hội việc làm, phát triển kỹ năng cho người cao tuổi như một phương tiện để đảm bảo thu nhập và lợi ích cho tuổi già. Điều này không chỉ khuyến khích những đối tượng khó khăn, mà còn động viên những người cao tuổi sống vui, sống thọ; giúp đất nước tận dụng được nguồn lao động có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm quý báu; đáp ứng nhu cầu của nhóm người cao tuổi, phù hợp với sự phát triển chung của toàn nhân loại.

Trong buổi gặp mặt gần đây với Hội Người cao tuổi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, văn hóa và đạo đức của người Việt Nam từ xưa đến nay là "kính già, yêu trẻ", "kính lão đắc thọ", "kính già, già để tuổi cho"; người già luôn luôn được đề cao, được tôn trọng. Trong lịch sử phát triển của dân tộc ta, người cao tuổi có nhiều đóng góp to lớn cả trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Hội nghị Diên Hồng là biểu tượng của ý chí sắt đá, tinh thần quyết tâm, đồng lòng bảo vệ đất nước của các bậc phụ lão.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị, Hội Người cao tuổi Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ vai trò người cao tuổi tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện Luật Người cao tuổi, Chương trình Hành động quốc gia về người cao tuổi và các chính sách, chế độ đối với người cao tuổi. Hội Người cao tuổi làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng và nhân dân…

Đỗ Bình

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm