Krông Nô phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm

Kén tằm tới kỳ thu hoạch. Ảnh: Minh Hưng
Kén tằm tới kỳ thu hoạch. Ảnh: Minh Hưng

Nhằm tận dụng tiềm năng, lợi thế, đồng thời tạo vùng nguyên liệu rộng lớn, huyện Krông Nô (Đắk Nông) chú trọng phát triển các làng nghề trồng dâu nuôi tằm, góp phần tạo thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc.

Krông Nô phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm ảnh 1Kén tằm tới kỳ thu hoạch. Ảnh: Minh Hưng

Theo ông Doãn Gia Lộc, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô, từ năm 2016 đến nay, nghề trồng dâu, nuôi tằm phát triển mạnh tại nhiều địa phương trong huyện. Toàn huyện hiện có khoảng 100 ha đất trồng dâu làm thức ăn cho tằm. Nhiều diện tích trong đó được người dân đầu tư trồng các giống dâu năng suất cao. Với nhiều ưu điểm như vốn ít, thu hồi nhanh, hiệu quả kinh tế cao..., nghề trồng dâu, nuôi tằm ngày càng được nhiều hộ dân lựa chọn.

Krông Nô phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm ảnh 2Nghề trồng dâu, nuôi tằm giải quyết công ăn việc làm cho nhiều hộ dân với nguồn thu nhập ổn định. Ảnh: Đức Lập

Quảng Phú là một trong những xã thuộc huyện Krông Nô phát triển mạnh nghề trồng dâu, nuôi tằm. Theo ông Đỗ Thanh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Quảng Phú, để góp phần xóa đói, giảm nghèo, những năm gần đây, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người dân trồng dâu, nuôi tằm. Nhờ vậy, toàn xã hiện có 40 hộ nuôi tằm và hơn 20 ha đất trồng dâu. Hơn 10 năm trồng dâu, nuôi tằm, tháng nào ông Nguyễn Trung Nhân ở thôn Phú Hưng, xã Quảng Phú cũng có thu nhập hơn 10 triệu đồng. Trao đổi với chúng tôi, ông Nhân cho biết: gia đình ông hiện có 1.500 m2 đất trồng dâu nên đều đặn mỗi tháng, ông tiến hành 2 đợt nuôi tằm. Sau 15 ngày, tằm cho thu hoạch được khoảng 45 kg kén, với giá bán 160.000 đồng/kg như hiện nay, ông thu được hơn 6 triệu đồng trừ chi phí.

Krông Nô phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm ảnh 3Thành phẩm sau mỗi kỳ thu hoạch. Ảnh: Đức Lập

Là một trong những hộ nuôi tằm lâu năm và quy mô lớn ở xã Quảng Phú, gia đình ông Phạm Xuân Trường ở thôn Phú Hòa lại dành hơn 1,5 ha đất để trồng loại dâu siêu lá nhằm chủ động nguồn thức ăn cho tằm. Dựa vào lượng lá dâu thu hoạch qua từng đợt, ông Trường nhập giống tằm về nuôi với tần suất cách nhau từ 5 - 7 ngày/lứa. Cứ sau 15 ngày nuôi, ông Trường thu được từ 120 - 130 kg kén, thu về gần 20 triệu đồng trừ chi phí.

Krông Nô phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm ảnh 4Huyện Krông Nô hiện có khoảng 100 ha đất trồng dâu làm thức ăn cho tằm, trong đó nhiều diện tích được người dân đầu tư trồng các giống dâu năng suất cao. Ảnh: Minh Hưng
Krông Nô phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm ảnh 5Nhiều vùng đất trắng, kém màu mỡ tại huyện Krông Nô vẫn thích hợp với cây dâu tằm. Ảnh: Minh Hưng
Krông Nô phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm ảnh 6Vốn đầu tư ít, tận dụng được các nguyên vật liệu sẵn có là một thế mạnh để phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, giúp bà con cải thiện thu nhập. Ảnh: Minh Hưng

Để nghề trồng dâu, nuôi tằm phát triển ổn định và bền vững, huyện Krông Nô đang định hướng xây dựng, phát triển các làng nghề trồng dâu nuôi tằm. Trước mắt, huyện tập trung xây dựng vùng nguyên liệu đủ lớn để liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp, đồng thời xây dựng mô hình ươm tằm giống để phục vụ người dân tại địa phương. Chủ trương của huyện là đưa trồng dâu nuôi tằm trở thành một trong những nghề sản xuất nông nghiệp có thế mạnh trên địa bàn...

Minh Hưng – Đức Lập

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm