Kon Tum xây dựng hợp tác xã kiểu mới

Kon Tum xây dựng hợp tác xã kiểu mới
Mô hình trồng cây ăn quả của Hợp tác xã Đoàn Kết ở xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tuân thủ tuyệt đối kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây theo hướng xanh, sạch và bền vững. Ảnh: Văn Phương
Mô hình trồng cây ăn quả của Hợp tác xã Đoàn Kết ở xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tuân thủ tuyệt đối kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây theo hướng xanh, sạch và bền vững. Ảnh: Văn Phương

Tỉnh Kon Tum hiện có 112 HTX, trong đó có nhiều HTX đã xây dựng thành công thương hiệu nhờ chủ động liên kết với nông dân, doanh nghiệp để hình thành chuỗi giá trị, từ cung cấp vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, đến chuyển giao công nghệ và chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Mô hình trồng dâu tây của Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ thương mại Hợp Thành ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. Ảnh: Văn Phương Anh Nguyễn Xuân Đại - thành viên của Hợp tác xã Rạng Đông, huyện Đăk Tô với mô hình cây ăn quả sản xuất theo công nghệ sạch. Ảnh: Văn Phương
Mô hình trồng dâu tây của Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ thương mại Hợp Thành ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. Ảnh:  Văn Phương
 
Mô hình trồng dâu tây của Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ thương mại Hợp Thành ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi. Ảnh: Văn Phương Anh Nguyễn Xuân Đại - thành viên của Hợp tác xã Rạng Đông, huyện Đăk Tô với mô hình cây ăn quả sản xuất theo công nghệ sạch. Ảnh: Văn Phương
Anh Nguyễn Xuân Đại - thành viên của Hợp tác xã Rạng Đông, huyện Đăk Tô với mô hình cây ăn quả sản xuất theo công nghệ sạch. Ảnh:  Văn Phương
Điển hình trong việc xây dựng thành công thương hiệu là HTX công bằng Pô Kô (Pô Kô Farms, huyện Đắk Hà) - một trong những tổ chức sản xuất cà phê nhỏ đầu tiên của Việt Nam. Được thành lập từ năm 2009 trên cơ sở tổ hợp tác sản xuất cà phê sạch vì sức khỏe cộng đồng, Pô Kô Farms đã liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để xuất khẩu cà phê vào thị trường châu Âu và Mỹ. Đến nay, Pô Kô Farms đã có 118 thành viên, với diện tích liên kết khoảng 200 ha, sản lượng hơn 800 tấn hạt/năm.

Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất và thương mại Sáu Nhung ở huyện Đăk Hà là một trong những hợp tác xã điển hình tiên tiến của tỉnh Kon Tum về giải quyết việc làm, sản xuất kinh doanh hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh: Văn Phương
Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất và thương mại Sáu Nhung ở huyện Đăk Hà là một trong những hợp tác xã điển hình tiên tiến của tỉnh Kon Tum về giải quyết việc làm, sản xuất kinh doanh hiệu quả và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ảnh:  Văn Phương

Nhờ chủ động liên kết với nông dân, doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm sạch, nhiều HTX khác cũng tạo dựng được thương hiệu trên thị trường. Đó là HTX nông nghiệp Tuyết Sơn (huyện Kon Plong) với các sản phẩm cao sâm hỗn hợp, cao sâm đương quy, cao hồng đẳng sâm... đã được chứng nhận an toàn thực phẩm. Đó là HTX Cựu quân nhân Đắk Hring (huyện Đắk Hà) với các sản phẩm nấm được phân phối tại hệ thống siêu thị Home Mark và nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đó là HTX đồng hành Nhà nông Hoàng Bách Kon Tum (thành phố Kon Tum) với các sản phẩm gà dược liệu KBV, được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu…

Dây chuyền sản xuất nấm sạch với các loại nấm sò, nấm linh chi, nấm mèo… của Hợp tác xã Cựu quân nhân xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà. Ảnh: Văn Phương Cây thanh long ruột đỏ được chọn làm cây trồng chủ lực để phát triển tại Hợp tác xã Thần Nông ở xã Ia Chim, thành phố Kon Tum. Ảnh: Văn Phương Hợp tác xã đồng hành nhà nông Hoàng Bách Kon Tum ở xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum chọn hướng đi là chăn nuôi gà dược liệu. Ảnh: Văn Phương
Dây chuyền sản xuất nấm sạch với các loại nấm sò, nấm linh chi, nấm mèo… của Hợp tác xã Cựu quân nhân xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà. Ảnh:  Văn Phương
 
Dây chuyền sản xuất nấm sạch với các loại nấm sò, nấm linh chi, nấm mèo… của Hợp tác xã Cựu quân nhân xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà. Ảnh: Văn Phương Cây thanh long ruột đỏ được chọn làm cây trồng chủ lực để phát triển tại Hợp tác xã Thần Nông ở xã Ia Chim, thành phố Kon Tum. Ảnh: Văn Phương Hợp tác xã đồng hành nhà nông Hoàng Bách Kon Tum ở xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum chọn hướng đi là chăn nuôi gà dược liệu. Ảnh: Văn Phương
Cây thanh long ruột đỏ được chọn làm cây trồng chủ lực để phát triển tại Hợp tác xã Thần Nông ở xã Ia Chim, thành phố Kon Tum. Ảnh:  Văn Phương
 
Dây chuyền sản xuất nấm sạch với các loại nấm sò, nấm linh chi, nấm mèo… của Hợp tác xã Cựu quân nhân xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà. Ảnh: Văn Phương Cây thanh long ruột đỏ được chọn làm cây trồng chủ lực để phát triển tại Hợp tác xã Thần Nông ở xã Ia Chim, thành phố Kon Tum. Ảnh: Văn Phương Hợp tác xã đồng hành nhà nông Hoàng Bách Kon Tum ở xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum chọn hướng đi là chăn nuôi gà dược liệu. Ảnh: Văn Phương
Hợp tác xã đồng hành nhà nông Hoàng Bách Kon Tum ở xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum chọn hướng đi là chăn nuôi gà dược liệu. Ảnh:  Văn Phương

Đánh giá về hoạt động của HTX kiểu mới trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Lâm Cảnh, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Kon Tum cho biết: Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương, các HTX kiểu mới đã mở ra nhiều ngành nghề, giúp tăng thu nhập cho hàng ngàn thành viên và người lao động, góp phần tích cực vào chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, các HTX cần tiếp tục nỗ lực, đổi mới phương thức kinh doanh, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chủ động, năng động hơn nữa trong việc liên doanh, liên kết với nhân dân và các doanh nghiệp xây dựng, tạo ra những sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường mang thương hiệu của riêng mình...
Văn Phương
Báo in T12/2019

Có thể bạn quan tâm