Kon Tum quan tâm chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiếu số

Dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1 tại Trường tiểu học Đặng Trần Côn, thành phố Kon Tum (Kon Tum). Ảnh: Dư Toán
Dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1 tại Trường tiểu học Đặng Trần Côn, thành phố Kon Tum (Kon Tum). Ảnh: Dư Toán

Những năm qua, cùng với những chính sách của Đảng và Nhà nước, việc chăm lo học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum luôn được các cấp chính quyền cũng như ngành giáo dục quan tâm, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương…

Kon Tum quan tâm chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiếu số ảnh 1Dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 1 tại Trường tiểu học Đặng Trần Côn, thành phố Kon Tum (Kon Tum). Ảnh: Dư Toán

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới với trên 53% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, ngành giáo dục tỉnh Kon Tum rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS, trong đó ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo vùng DTTS, đặc biệt là hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú; Thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh DTTS hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, phát triển các kỹ năng của học sinh...

Kon Tum quan tâm chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiếu số ảnh 2Tặng xe đạp cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vượt khó, học giỏi trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Ảnh: Văn Phương
Kon Tum quan tâm chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiếu số ảnh 3Cán bộ Đồn Biên phòng Ia H’Drai, huyện Ia H’Drai nhận con nuôi và dạy học. Ảnh: Văn Phương

Ngành giáo dục tỉnh Kon Tum đã triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển giáo dục vùng DTTS, miền núi; tăng thời lượng dạy học, tổ chức hiệu quả việc dạy 2 buổi/ngày, dạy bồi dưỡng đối với học sinh DTTS. Ngoài ra, Ngành triển khai đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng các chế độ, chính sách của Nhà nước hỗ trợ người dạy, người học vùng DTTS, miền núi; duy trì sĩ số, tỷ lệ chuyên cần của học sinh…

Kon Tum quan tâm chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiếu số ảnh 4Mạng lưới trường lớp từ cấp học mầm non, phổ thông đến chuyên nghiệp được củng cố, mở rộng, cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập và đào tạo của con em các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. Ảnh: Văn Phương
Kon Tum quan tâm chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiếu số ảnh 5Thư viện sách phục vụ học sinh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Kon Tum. Ảnh: Văn Phương

Mạng lưới trường lớp từ cấp học mầm non, phổ thông đến chuyên nghiệp được củng cố, mở rộng, cơ sở vật chất được chú trọng đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập và đào tạo của con em các DTTS trên địa bàn tỉnh. Kon Tum hiện có gần 400 cơ sở giáo dục và đào tạo, trong đó có 1 phân hiệu Đại học Đà Nẵng, 1 trường cao đẳng cộng đồng, 10 trường phổ thông dân tộc nội trú, 136 trường mầm non, 99 trường tiểu học, 49 trường tiểu học - trung học cơ sở, 62 trường trung học cơ sở, 28 trường trung học phổ thông, 8 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục từ xa cấp huyện, 1 trung tâm giáo dục từ xa tỉnh. Nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như của ngành giáo dục, chất lượng giáo dục học sinh DTTS không ngừng được nâng lên. Tỷ lệ học sinh DTTS cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông có hạnh kiểm, học lực khá giỏi, trung bình trở lên tăng đáng kể. Nếu như tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đối với học sinh DTTS năm 2015 là 77,46% thì đến năm 2020 tăng lên 98,96%. Tỷ lệ trẻ DTTS trong độ tuổi tiểu học vào học tiểu học đạt 99,82%; tỷ lệ học sinh DTTS hoàn thành chương trình tiểu học vào học trung học cơ sở đạt 99,5%.

Kon Tum quan tâm chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiếu số ảnh 6Phòng máy vi tính của Trường Trung học cơ sở thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei. Ảnh: Văn Phương

Vừa qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định việc tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS là điều kiện tiên quyết để nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh vùng DTTS...

Văn Phương – Dư Toán

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm