Kon Tum đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc

Luôn chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Kon Tum đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề, góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc…

Kon Tum dao tao nghe cho dong bao dan toc hinh anh 1Sau khi được đào tạo nghề, chị em phụ nữ ở làng Pu Tá đã tham gia vào Tổ dệt thổ cẩm làng Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) góp phần tạo thu nhập, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Xê-đăng. Ảnh: Văn Phương

Chủ động, linh hoạt lựa chọn ngành nghề, mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với điều kiện, thế mạnh của mỗi địa phương đã giúp công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh Kon Tum có nhiều hiệu quả thiết thực. Tỉnh hiện có 11 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (1 trường Cao đẳng, 8 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 2 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp). Từ năm 2016 đến nay, các cơ sở này đã đào tạo 20.951 học sinh, sinh viên, trong đó có 16.200 học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (DTTS), đạt trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo nghề thường xuyên; khoảng 95% số học sinh, sinh viên đã có việc làm tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Kon Tum dao tao nghe cho dong bao dan toc hinh anh 2Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn xây dựng các chương trình, tài liệu và thời gian học nghề phù hợp với trình độ, văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào. Ảnh: Văn Phương

Nhờ chú trọng công tác đào tạo nghề, giai đoạn 2015 - 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Kon Tum tăng bình quân 1,32% (từ 29,8% năm 2016 lên 36,6% năm 2020); tỷ lệ sinh viên DTTS (đại học, cao đẳng) đạt 75/10.000; số người DTTS trong độ tuổi lao động được cung cấp thông tin thị trường đạt 40,1%. Theo ông Nguyễn Trung Thuận, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum, sau khi được đào tạo nghề, nhiều lao động là đồng bào DTTS đã thay đổi cơ bản nhận thức, chủ động áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, có thu nhập ổn định, đời sống được cải thiện rõ rệt.

Kon Tum dao tao nghe cho dong bao dan toc hinh anh 3Việc đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số dựa theo tiêu chí đồng bào cần nghề gì thì đào tạo cho đồng bào nghề đó. Ảnh: Văn Phương
Kon Tum dao tao nghe cho dong bao dan toc hinh anh 4Đào tạo nghề cạo mủ cao su giúp con em đồng bào dân tộc có thể áp dụng ngay vào thực tế vườn cây cao su của gia đình, các nông trường. Ảnh: Văn Phương

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào DTTS tham gia học nghề, các cơ sở đào tạo còn xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và thời gian học nghề phù hợp với trình độ, văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào; xây dựng cơ chế đào tạo nghề theo đơn đặt hàng và khuyến khích doanh nghiệp đào tạo, sử dụng lao động là người DTTS... Bên cạnh đó, tỉnh còn hỗ trợ hàng nghìn lao động nông thôn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Với kinh phí lên đến hàng trăm tỷ đồng, nhiều hộ đã đầu tư phát triển các mô hình kinh tế, từng bước vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.

Kon Tum dao tao nghe cho dong bao dan toc hinh anh 5Trong thời gian tới, Kon Tum sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động là con em đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Văn Phương
Kon Tum dao tao nghe cho dong bao dan toc hinh anh 6Chủ động lựa chọn ngành nghề, mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với điều kiện, thế mạnh của mỗi địa phương đã giúp công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh Kon Tum có nhiều hiệu quả thiết thực. Ảnh: Văn Phương

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường, giai đoạn 2021 - 2025, Kon Tum tiếp tục đào tạo nghề cho khoảng 31.250 lao động với nhiều trình độ khác nhau như: cao đẳng, trung cấp…, qua đó nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đến năm 2025 lên 44%…

Văn Phương

Tin liên quan

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần giảm nghèo bền vững ở Bến Tre

Sau 10 năm triển khai Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, tỷ lệ lao động nông thôn ở Bến Tre có việc làm sau học nghề tăng cao. Qua đó, giúp lao động nông thôn có thêm sinh kế, tăng thu nhập, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.


Xây dựng kế hoạch triển khai hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động

Ngày 6/7, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.


Sóc Trăng gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

Tỉnh Sóc Trăng hiện có 19 cơ sở có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 15 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (2 trường cao đẳng, 13 trung tâm giáo dục nghề nghiệp); 1 phân hiệu trường trung cấp, 2 trung tâm giáo dục nghề nghiệp tư nhân và 1 doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, với quy mô tuyển sinh trên 20.000 người/năm.



Đề xuất