Klong Tum no ấm với nghề trồng dâu nuôi tằm

Buôn Klong Tum (còn gọi là thôn Đoàn Kết) thuộc xã N’thon Hạ, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có 315 hộ, hơn 800 nhân khẩu, trong đó 80% là người K’ho. Hiện nay, trong buôn có 60 hộ tham gia trồng dâu, nuôi tằm với diện tích 15 ha. Năm nay được giá, mỗi kg kén đồng bào bán 215.000 đồng. Cứ 2 người chăm sóc 6 sào dâu (mỗi sào 1.000 m2) đủ nuôi 2 hộp tằm giống, trừ chi phí như giống, phân bón, nhân công…, đồng bào thu lãi từ 17 - 18 triệu đồng/lứa.

Klong Tum no am voi nghe trong dau nuoi tam hinh anh 1Người K’ho ở buôn Klong Tum áp dụng công nghệ, khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, sử dụng khung lưới chăn tằm. Ảnh: Chu Quốc Hùng

Ông Lê Bá Dương, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã N’Thol Hạ cho biết, Đảng ủy, chính quyền xã xác định trồng dâu, nuôi tằm là một trong những nghề chủ lực để giúp người dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Từ 5 năm trước, xã đã phối hợp với Hội Nông dân mở 2 lớp dạy nghề trồng dâu, nuôi tằm (mỗi lớp 3 tháng); hỗ trợ không hoàn lại cho mỗi hộ nuôi tằm trong xã 20 triệu đồng. Ngoài ra, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, mỗi gia đình còn được hỗ trợ từ 12 - 15 triệu đồng để chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng…

Klong Tum no am voi nghe trong dau nuoi tam hinh anh 2Hiện nay, buôn Klong Tum có 60 hộ tham gia trồng dâu để nuôi tằm với diện tích 15 ha. Ảnh: Chu Quốc Hùng
Klong Tum no am voi nghe trong dau nuoi tam hinh anh 3Cụ K’Biếu, người đầu tiên đưa con tằm về với buôn Klong Tum, xã N’thon Hạ, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Ảnh: Chu Quốc Hùng
Klong Tum no am voi nghe trong dau nuoi tam hinh anh 4Mỗi năm, các hộ trong buôn Klong Tum sản xuất được từ 120 - 130 tấn kén, doanh thu 26 - 28 tỷ đồng. Ảnh: Chu Quốc Hùng

Từ các nguồn vốn trên, nhiều hộ trong buôn Klong Tum đã chuyển đổi vườn cà phê già cỗi, ruộng một vụ sang trồng dâu, nuôi tằm. Các hộ đã biết áp dụng công nghệ, khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, sử dụng khung lưới chăn tằm nên năng suất đạt khá cao. Mỗi năm, các hộ sản xuất được từ 120 - 130 tấn kén, doanh thu 26 - 28 tỷ đồng…

Chu Quốc Hùng

Tin liên quan

Hiệu quả từ trồng dâu nuôi tằm ở Trấn Yên

Nhận thấy nghề trồng dâu, nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế cao, nhiều năm qua, đồng bào dân tộc ở huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã chuyển đổi đất canh tác kém hiệu quả sang trồng dâu, nuôi tằm, thu nhập cải thiện rõ rệt.


Krông Nô phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm

Nhằm tận dụng tiềm năng, lợi thế, đồng thời tạo vùng nguyên liệu rộng lớn, huyện Krông Nô (Đắk Nông) chú trọng phát triển các làng nghề trồng dâu nuôi tằm, góp phần tạo thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc.


Phát triển trồng dâu nuôi tằm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng đang có khoảng 6.800 ha diện tích dâu tằm, chiếm gần 70% diện tích cả nước. Năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 14.000 hộ dân làm nghề trồng dâu nuôi tằm. Đáng chú ý trong số đó, có nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng cũng tham gia trồng dâu nuôi tằm, được đánh giá là một mô hình sản xuất phù hợp, mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên.



Đề xuất