Xây dựng và nâng cao giá trị cây dược liệu cà gai leo ở Quảng Bình

Xây dựng và nâng cao giá trị cây dược liệu cà gai leo ở Quảng Bình
Hiện nay, cứ 3 ngày vợ chồng anh Nguyễn Thanh Bình nấu một mẻ cao cà gai leo, xuất thành phẩm đóng gói từ 150 đến 200 hộp thủy tinh/đợt, với giá thành bán lẻ 235 nghìn đồng/hộp (trọng lượng 100gr). Ảnh: Võ Dung-TTXVN
Hiện nay, cứ 3 ngày vợ chồng anh Nguyễn Thanh Bình nấu một mẻ cao cà gai leo, xuất thành phẩm đóng gói từ 150 đến 200 hộp thủy tinh/đợt, với giá thành bán lẻ 235 nghìn đồng/hộp (trọng lượng 100gr). Ảnh: Võ Dung-TTXVN
Tiêu biểu là sản phẩm Cao cà gai leo Thanh Bình do đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Thị Giang (ở xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) chế xuất đã chinh phục được lòng tin của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Dẫn chúng tôi tham quan nhà xưởng sản xuất cũng như vườn cà gai leo, anh Nguyễn Thanh Bình cho biết, để gây dựng và phát triển thương hiệu Cao cà gai leo Thanh Bình có được chỗ đứng như ngày hôm nay là cả một quá trình lao động vất vả, kiên trì và đầy quyết tâm của hai vợ chồng anh.
Sản phẩm cao cà gai leo Thanh Bình được dán nhãn QR-code truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Ảnh: Võ Dung-TTXVN
Sản phẩm cao cà gai leo Thanh Bình được dán nhãn QR-code truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Ảnh: Võ Dung-TTXVN
Bắt tay làm nông nghiệp, điều khiến hai vợ chồng anh Bình luôn trăn trở là làm thế nào để sản xuất và phát triển nông nghiệp thật bền vững và hiệu quả. “Qua thực tiễn sản xuất và những kiến thức học hỏi, tìm tòi được, chúng tôi nhận thấy ngoài việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng thì nhà vườn cần nắm bắt nhu cầu thị trường và thị yếu sử dụng của khách hàng. Quan trọng hơn là phải luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu nhằm đảm bảo thương hiệu và uy tín của sản phẩm”, chị Giang bày tỏ.
Anh Nguyễn Thanh Bình và đồng nghiệp đóng gói cà gai leo khô. Ảnh: Võ Dung-TTXVN
Anh Nguyễn Thanh Bình và đồng nghiệp đóng gói cà gai leo khô.
Ảnh: Võ Dung-TTXVN
Với tâm niệm đó, trên diện tích khoảng 1ha trồng cây cà gai leo, vợ chồng anh Bình nghiên cứu và áp dụng quy trình trồng, chăm sóc cây nguyên liệu sạch, khép kín. Một trong những tiêu chí tiên quyết được vợ chồng anh Bình nghiêm túc thực hiện là tuyệt đối không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật mà phân bón cây là các sản phẩm sinh học như bánh dầu lạc (xác lạc đã ép kiệt dầu) và phân chuồng ủ hoai mục. Theo chị Giang, từ năm 2015-2017, nhà vườn chỉ trồng và bán nguyên liệu cà gai leo thô (được phơi khô) với giá từ 70.000-100.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm lãi trên 100 triệu đồng, hiệu quả kinh tế mang lại cao gấp 5 lần so với trồng các loại cây khác. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng và sản xuất sạch, sản phẩm thô từ cà gai leo cung cấp ra thị trường của nhà vườn luôn đảm bảo về dược tính và chất lượng cao nhất và ngày càng nhận được sự tin tưởng, lựa chọn của khách hàng.
Anh Nguyễn Thanh Bình đang thực hiện một công đoạn trong quy trình chế biến cao cà gai leo. Ảnh: Võ Dung-TTXVN
Anh Nguyễn Thanh Bình đang thực hiện một công đoạn trong quy trình chế biến cao cà gai leo. Ảnh: Võ Dung-TTXVN
Nhận thấy quỹ đất và nguồn nhân lực địa phương dồi dào, để hỗ trợ bà con nông dân địa phương có việc làm và thu nhập ổn định, tháng 9 năm 2018, vợ chồng anh Bình thành lập Hợp tác xã Sản xuất cây dược liệu sạch và Kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm, với 8 thành viên tham gia, chủ yếu là các hộ dân trên địa bàn xã Cự Nẫm. Trên tổng diện tích khoảng 7ha, anh Bình cung cấp cây giống cũng như bao tiêu sản phẩm cà gai leo khô cho bà con xã viên và trực tiếp chế biến cao cà gai leo. Toàn bộ giống, quy trình trồng và chăm sóc, thu hoạch cây cà gai leo đều được đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Thanh Bình giám sát cẩn thận, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định. Để chế xuất ra cao cà gai leo, sau khi thu hoạch, sơ chế nguyên liệu cà gai leo thô, cứ 3 ngày vợ chồng anh Nguyễn Thanh Bình nấu một mẻ cao cà gai leo, xuất thành phẩm đóng gói từ 150 đến 200 hộp thủy tinh/đợt, với giá thành bán lẻ 235.000 đồng/hộp (trọng lượng 100gr).
Tổng diện tích trồng cà gai leo của Hợp tác xã Sản xuất cây dược liệu sạch và kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm (do vợ chồng anh Nguyễn Thanh Bình sáng lập) khoảng 7ha.Toàn bộ giống, quy trình trồng và chăm sóc, thu hoạch cây cà gai leo đều được đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Thanh Bình giám sát cẩn thận, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định. Ảnh: Võ Dung-TTXVN
Tổng diện tích trồng cà gai leo của Hợp tác xã Sản xuất cây dược liệu sạch và kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm (do vợ chồng anh Nguyễn Thanh Bình sáng lập) khoảng 7ha.Toàn bộ giống, quy trình trồng và chăm sóc, thu hoạch cây cà gai leo đều được đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Thanh Bình giám sát cẩn thận, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định. Ảnh: Võ Dung-TTXVN 
Tất cả các sản phẩm của Hợp tác xã đều được dán nhãn QR-code truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Hiện nay, sản phẩm cao cà gai leo Thanh Bình không chỉ có mặt trên thị trường tỉnh Quảng Bình mà còn vươn ra các tỉnh, thành khác như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Điện Biên, Đà Nẵng, Đồng Nai, khu vực Tây Nguyên… Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất cây dược liệu sạch và Kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm Nguyễn Thị Giang cho biết, các sản phẩm sạch từ cây dược liệu do Hợp tác xã sản xuất, chế biến đã được các cơ quan có thẩm quyền chứng nhận nhãn hiệu Thanh Bình đảm bảo chất lượng, tiêu biểu là cây dược liệu cà gai leo. Giá trị kinh tế của cao cà gai leo được nâng cao gấp từ 15 - 20 lần so với việc bán nguyên liệu khô. Điều đáng mừng hơn là với chất lượng sản phẩm và sự tin dùng ngày càng đông của khách hàng nên hợp tác xã đã đi vào sản xuất ổn định; tổng doanh thu ước đạt trên 1,2 tỷ đồng/năm, thu lãi từ 600-700 triệu đồng/năm; đã góp phần tạo việc làm cho hơn 30 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 4-7 triệu đồng/người/tháng. Chia sẻ về định hướng sắp tới trong chiến lược phát triển và nâng cao giá trị cây cà gai leo trên vùng gò đồi quê hương mình, chị Nguyễn Thị Giang cho hay, hợp tác xã sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm từ cây dược liệu; áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến, mua sắm thêm máy móc, phấn đấu xuất thành phẩm cao cà gai leo khoảng 500 hộp/đợt. Cùng với đó, ngoài các sản phẩm hiện có là cao cà gai leo, cao chè vằng, cao lạc tiên… Hợp tác xã sẽ nghiên cứu, chế xuất và phát triển ra thị trường các sản phẩm tiện ích và tốt cho sức khỏe con người, như: cà gai leo dạng viên nang, viên nén, trà hòa tan và các loại cao từ cây dược liệu khác.
Võ Dung

Có thể bạn quan tâm