Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi

Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi
Lực lượng thú y kiểm tra đàn lợn nhập vào lò mổ. Ảnh: Hồ Cầu
Lực lượng thú y kiểm tra đàn lợn nhập vào lò mổ. Ảnh: Hồ Cầu

Cách ly, kiểm soát khu vực chăn nuôi:

- Cần nuôi cách ly giống mới nhập về để theo dõi bệnh tật.

- Tăng cường kiểm soát người và khách, phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ, thức ăn, nước uống... trước khi vào khu vực chăn nuôi.

- Không để các loại động vật khác như: chó, mèo, chuột... vào chuồng nuôi.

- Tăng cường vệ sinh chuồng trại, quần áo, giày dép của người làm và khách; các phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ; chuồng nuôi…

Phun thuốc tiêu độc, khử trùng phương tiện vận chuyển trước khi vào kho. Ảnh: Lê Đức Hoảnh
Phun thuốc tiêu độc, khử trùng phương tiện vận chuyển trước khi vào kho.
Ảnh: Lê Đức Hoảnh

Khử trùng chuồng, trại:

- Định kỳ khử trùng nếu có dịch hoặc có nguy cơ dịch bệnh đe dọa. Phun khử trùng 1 - 2 lần/ngày.

- Phun khử trùng sau khi làm vệ sinh sạch sẽ. Pha thuốc đúng nồng độ và liều lượng, đảm bảo thời gian tiếp xúc ít nhất 10 phút với bề mặt chuồng, trại sạch...

Để tránh nguy cơ gây bệnh cho vật nuôi, cần kiểm soát tốt chất lượng nguồn thức ăn, nước uống, vệ sinh máng sạch sẽ. Ảnh: Vũ Sinh
Để tránh nguy cơ gây bệnh cho vật nuôi, cần kiểm soát tốt chất lượng nguồn thức ăn, nước uống, vệ sinh máng sạch sẽ. Ảnh: Vũ Sinh

- Dùng phương pháp xông khử trùng với những vật tư khó phun khử trùng như: thức ăn chăn nuôi, quần áo bảo hộ, dụng cụ, vật tư. Dùng bạt kín trùm toàn bộ vật tư cần xông, pha thuốc theo nồng độ 17,5 g thuốc tím + 35 ml formol + 35 ml nước/m3 buồng xông/30 phút...
 
Nguyễn Thị Liên Hương
Báo in tháng 8/2019

Có thể bạn quan tâm