Tận dụng rơm rạ trồng nấm rơm cho thu nhập cao

Nghề trồng nấm rơm phát triển khá mạnh ở vùng đồng bào Khmer thuộc các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang. Ảnh: DTMN
Nghề trồng nấm rơm phát triển khá mạnh ở vùng đồng bào Khmer thuộc các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang. Ảnh: DTMN
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở vùng nông thôn các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang... đã tận dụng nguồn rơm rạ sau thu hoạch để trồng nấm rơm và có thu nhập cao.
Xử lý rơm làm nấm tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang). Ảnh: DTMN
Xử lý rơm làm nấm tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang). Ảnh: DTMN

Điển hình như gia đình anh Ngô Văn Thanh ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), từ nguồn rơm của 3 ha lúa đã thu hoạch được gần 1 tấn nấm rơm thương phẩm, thu lãi trên 10 triệu đồng/vụ.

Nghề trồng nấm rơm phát triển khá mạnh ở vùng đồng bào Khmer thuộc các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang. Ảnh: DTMN
Nghề trồng nấm rơm phát triển khá mạnh ở vùng đồng bào Khmer thuộc các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang. Ảnh: DTMN

Cũng nhờ diện tích trồng lúa lớn (gần 40.000 ha), khoảng 450 hộ dân ở thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đã tận dụng 200.000 tấn rơm rạ sau mỗi vụ để trồng nấm rơm, vừa tạo việc làm cho gia đình, vừa có thu nhập ổn định.

Sử dụng rơm rạ làm nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Trong ảnh: Sơ chế nấm rơm tại một gia đình ở phường Xuân Thanh, thị xã Long Khánh (Đồng Nai). Ảnh: DTMN
Sử dụng rơm rạ làm nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Trong ảnh: Sơ chế nấm rơm tại một gia đình ở phường Xuân Thanh, thị xã Long Khánh (Đồng Nai). Ảnh: DTMN

Tại Kiên Giang, trồng nấm rơm hiện là một trong những nghề giúp đồng bào Khmer giảm nghèo hiệu quả. Ngoài việc tăng thu nhập cho đồng bào, việc sử dụng rơm rạ làm nấm còn giúp vệ sinh đồng ruộng, hạn chế tình trạng ngộ độc hữu cơ trong sản xuất lúa vụ sau, tránh tình trạng đốt đồng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
 
DTMN
DTMN

Có thể bạn quan tâm