Quy trình quản lý bọ xít muỗi và bệnh thân thư hại điều

Quy trình quản lý bọ xít muỗi và bệnh thân thư hại điều
Khi vườn điều có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng do bọ xít muỗivà bệnh thán thư, cần phun thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được phép sử dụng để bảo vệ vườn điều
Khi vườn điều có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng do bọ xít muỗivà bệnh thán thư, cần phun thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục được phép sử dụng để bảo vệ vườn điều

Sau đây là một số biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả và an toàn:

- Không bón quá nhiều phân đạm, tăng phân kali vào thời kì cây điều ra đọt non, chồi hoa và quả non. Thường xuyên dọn vườn điều thông thoáng, tiêu hủy cành, lá, hoa, quả bị bệnh để hạn chế nguồn lây bệnh, hun khói vào chiều tối để xua đuổi bọ xít muỗi.
 
Bọ xít muỗi tấn công cây điều để lại những vết thâm đen làm dịch bệnh dễ dàng xâm nhập
Bọ xít muỗi tấn công cây điều để lại những vết thâm đen làm dịch bệnh dễ dàng xâm nhập

- Bảo vệ các loài thiên địch của bọ xít muỗi như: kiến đen, kiến vàng, bọ ngựa, nhện bắt mồi…

- Sử dụng chế phẩm nấm ký sinh Metarhizum anisopliae, Beauveria bassiana hoặc Paecilomyces sp. Phun trừ bọ xít muỗi khi tuổi còn nhỏ theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.
 
Thường xuyên kiểm tra vườn điều để phát hiện và xử lý bệnh dịch kịp thời
Thường xuyên kiểm tra vườn điều để phát hiện và xử lý bệnh dịch kịp thời

- Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng để phòng trừ bọ xít muỗi, bệnh thán thư khi có nguy cơ gây hại nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng của cây điều. Phun thuốc diệt bọ xít muỗi vào sáng sớm hoặc chiều mát, khi cây chuẩn bị ra lá non, hoa. Khi cây điều đang nở hoa, không phun thuốc trước 9 giờ sáng để hoa điều thụ phấn.
K'Gửi H, Dương Ngọc

Có thể bạn quan tâm