Quảng Ninh khuyến cáo không mua giống trôi nổi khi tái đàn lợn

Quảng Ninh khuyến cáo không mua giống trôi nổi khi tái đàn lợn
Phun hóa chất phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại trang trại chăn nuôi lợn. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN
 Phun hóa chất phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi tại trang trại chăn nuôi lợn. Ảnh: Hoàng Nhị - TTXVN
Ông Trần Xuân Đông cho biết, Quảng Ninh cho thực hiện tái đàn ở những cơ sở chăn nuôi an toàn, không cho phép triển khai tái đàn ở những nơi bị nhiễm dịch mà chưa cải tạo khu vực chăn nuôi. Quan điểm của tỉnh Quảng Ninh trong việc tái đàn lợn là “tái nhanh, tái an toàn và tái vững chắc”. Để phục vụ cho tái đàn lợn, Quảng Ninh tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn giống, sẵn sàng phục vụ cho việc khôi phục và phát triển sản xuất khi có điều kiện. Tỉnh bảo tồn giống lợn Móng Cái, giống gốc dưới dạng tinh, phôi đông lạnh và tái tạo giống lợn Móng Cái bằng thụ tinh nhân tạo và cấy truyền phôi. Ngoài ra, Quảng Ninh cũng tăng cường kiểm soát vận chuyển lợn giống, lợn nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng dịch; tổ chức quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn theo quy định. Theo ông Trần Xuân Đông, hiện Quảng Ninh có 3 doanh nghiệp còn sản xuất giống phục vụ cho tái đàn, đó là Công ty Minh Châu, Công ty Thiên Thuận Tường và Công ty TNHH nông lâm ngư nghiệp Quảng Ninh. Tuy nhiên, ba doanh nghiệp trên phần lớn là cấp giống cho các trang trại, hoặc hộ chăn nuôi mua với số lượng lớn. Đa số những hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ bị dịch khó tiếp cận nguồn lợn giống nên chưa thực hiện tái đàn. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, tỉnh đã buộc phải tiêu hủy hơn 140.000 con lợn ốm, chết (chiếm hơn 38% tổng đàn lợn trên địa bàn). Đến nay, đàn lợn nái của tỉnh chỉ còn 16.000 con, giảm quá nửa so với trước khi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 3/2019 và nhanh chóng lan rộng ra tất cả 13/13 địa phương của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh đã chi hơn 166 tỷ đồng phục vụ phòng chống dịch. Đến nay, hầu hết các địa phương không còn xuất hiện dịch trong nhiều tháng. Địa phương hết dịch gần đây nhất vào ngày 17/12/2019. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có địa phương nào công bố hết dịch, bởi đang tiến hành rà soát dịch để đảm bào an toàn tuyệt đối trước khi tái phát triển đàn lợn.
Văn Đức

Có thể bạn quan tâm