Huyện Đăk Hà thúc đẩy quảng bá các sản phẩm nông nghiệp

Tối 13/10, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) tổ chức Phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023 nhằm quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương và hỗ trợ kết nối, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, đưa sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng.


Gương Nông dân xuất sắc: Hành trình làm giàu của triệu phú thương binh

Ông Nguyễn Tiến Cường (sinh năm 1960, trú tại thôn 3, xã Ninh Thượng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã tích cực áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, giúp cuộc sống của gia đình ông và nông dân vùng quê Ninh Thượng đổi thay rõ rệt. Ông là một trong hai nông dân của Khánh Hòa được vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2023 do Hội Nông dân Việt Nam tổ chức vào ngày 14/10.


Ông Nguyễn Văn Minh nâng tầm nghề mộc truyền thống

Từ âm huyết, trăn trở với việc việc giữ gìn nghề mộc truyền thống của quê hương đã giúp ông Nguyễn Văn Minh (56 tuổi, ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) “bén duyên” với nghề dựng nhà gỗ mít chạm trổ tinh xảo.


Chị Nguyễn Kim Tiến thành công với mô hình trang trại khép kín dưới chân đồi

Chị Nguyễn Kim Tiến (sinh năm 1965, khối Sơn Tiến, phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa) là một trong hai cá nhân của tỉnh Nghệ An sẽ được vinh danh trong Lễ tôn vinh Nông dân xuất sắc năm 2023 tại Hà Nội. Chị Nguyễn Kim Tiến là một phụ nữ bản lĩnh, giàu tình yêu thương, tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình, đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương.


Phát triển thủy sản vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền

Hiện nay, nông dân các huyện, thị vùng kiểm soát lũ đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) như Cai Lậy, Cái Bè, thị xã Cai Lậy đang chú trọng mở rộng diện tích mặt nước đưa vào nuôi các loại thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao như: trê, tra, trôi, mè, chép, ương dưỡng cá giống, nhân và cung ứng cá cảnh các loại,... nhằm phát huy tiềm năng đất đai, lao động theo hướng “chung sống với lũ”, góp phần đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn nông sản hàng hóa phục vụ thị trường.


Gương Nông dân Việt Nam xuất sắc: Hành trình xây dựng thương hiệu cho cây táo ở Cam Thành Nam

Sau nhiều năm miệt mài lao động, phấn đấu vươn lên không mệt mỏi, ông Hồ Tấn Cường (trú tại xã Cam Thành Nam, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) đã đạt được những thành công đáng kể ở tuổi 49 và được tặng danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2023. Ông không chỉ là người tiên phong trong việc áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất mà còn là người “giữ lửa” giúp phong trào Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi và đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững tại địa phương.


Nông dân Đồng Tháp trồng hoa màu mùa lũ thu lợi nhuận cao

Nông dân tỉnh Đồng Tháp trồng hoa màu trong mùa lũ, vụ Thu Đông 2023 được 6.281 ha, hiện nay diện tích thu hoạch là 2.991 ha, gồm sen, ngô, khoai môn, bầu, bí, dưa các loại, giá bán dao động từ 7.500 – 15.000 đồng/kg, lợi nhuận bình quân từ 12 – 77 triệu đồng/ha.


Doanh nhân nông dân Châu Minh Hải nỗ lực nâng tầm thương hiệu gạo Việt

Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn HK Châu Minh Hải sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nhiều đời gắn bó với đồng ruộng. Hiểu những trăn trở, lo toan và thách thức của nông dân thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ông tâm huyết đồng hành cùng bà con liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, giải quyết đầu ra cho lúa hàng hóa vừa xây dựng, nâng tầm thương hiệu gạo Việt tại Tiền Giang.


Ngăn ngừa lây lan bệnh khảm lá sắn ở Quảng BÌnh

Năm 2023, tỉnh Quảng Bình trồng trên 6.500 ha sắn nguyên liệu nhưng có trên 2.000 ha mắc bệnh khảm lá sắn. Hiện tại, sắn đang bước vào giai đoạn thu hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình yêu cầu các địa phương, đơn vị quản lý tốt, hạn chế lây lan, ảnh hưởng đến sản xuất sắn niên vụ 2024.


Chị Nguyễn Thị Hà tích tụ ruộng đất, sản xuất nông sản đặc sản

Ở Hải Phòng, tình trạng nông dân bỏ hoang ruộng ngày càng phổ biến. Đi ngược lại điều đó, chị Nguyễn Thị Hà (sinh năm 1985) sau nhiều năm gắn bó với nông nghiệp đang tích tụ ngày càng nhiều diện tích đất lúa. Bằng nghị lực, tài năng, niềm đam mê với nghề nông, chị Hà trở thành nông dân giỏi của Hải Phòng với nhiều đặc sản nông nghiệp, 3 hợp tác xã do chị làm chủ, có doanh thu gần 3 tỷ đồng/ năm.


Tỷ phú trên miền đất khó Đam Rông

Từng đi làm công nhân trong khu công nghiệp hiện đại trên thành phố, nhưng quyết định nghỉ việc để “bỏ phố về rừng” Đam Rông (Lâm Đồng), chị Nguyễn Phương Bắc đã trở thành “tỷ phú” ở tuổi 40. Chị vinh dự được bình chọn là một trong 100 gương mặt nhà nông tiêu biểu, nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023".


Ông Kim Văn Tân bén duyên với cây chè trên vùng đất Tân Uyên

Phong trào nông dân thi đua phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ và xuất hiện nhiều tấm gương làm kinh tế giỏi. Điển hình là ông Kim Văn Tân với mô hình trồng, sản xuất chè, kết hợp cung ứng vật tư nông nghiệp cho cây chè, đem lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.


Đưa cây màu xuống ruộng "chung sống với lũ"

Thực hiện mục tiêu "chung sống với lũ", các huyện, thị xã đầu nguồn sông Tiền tỉnh Tiền Giang đang tích cực đưa cây màu xuống chân ruộng, tạo cơ cấu sản xuất hiệu quả theo các mô hình 2 lúa + một màu hoặc chuyên canh màu…, giúp vừa tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống vừa giảm được nguy cơ thiệt hại do thiên tai.


Ea Kar phát triển cây trồng chủ lực

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã và đang tập trung phát triển các cây trồng chủ lực, góp phần từng bước nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc...


Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình "con tôm ôm sò huyết"

Với những lợi thế chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận cao, thân thiện với môi trường, qua hơn 10 năm áp dụng, mô hình nuôi sò huyết xen canh với tôm, cua dưới tán rừng phòng hộ bãi bồi ở tỉnh Kiên Giang được người nuôi cũng như ngành chức năng đánh giá là mô hình phát triển mang tính bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.


Triển khai hệ thống giám sát sâu rầy thông minh ở Long An

Ngày 5/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An tổ chức tập huấn, triển khai, bàn giao 2 hệ thống giám sát sâu rầy thông minh tại huyện Vĩnh Hưng và Mộc Hóa nhằm giúp nông dân ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ số đạt hiệu quả cao trong sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2023-2024.


Tăng thu nhập từ mô hình sinh kế mùa nước nổi ở Sóc Trăng

Tại Sóc Trăng, nhiều mô hình sinh kế trong mùa nước nổi (từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm) được nông dân các huyện vùng trũng như thị xã Ngã Năm, huyện Mỹ Tú… thực hiện hiệu quả và đem lại thu nhập cho nhiều nông hộ. Nổi bật như: mô hình cá đăng quầng, mô hình cá mắm, mô hình cá lúa…


Nhiều lợi ích khi nông dân sử dụng máy thu gom rơm rạ ở Hà Tĩnh

Tại Hà Tĩnh, trước đây, việc đốt rơm trên đồng ruộng mỗi khi kết thúc vụ thu hoạch lúa diễn ra khá phổ biến, dẫn tới tình trạng khói bụi, gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng hệ sinh thái, lãng phí nguyên liệu. Khắc phục hạn chế đó, nông dân một số địa phương đã sử dụng máy cuốn thu gom rơm rạ. Nhờ vậy, rơm rạ sau thu hoạch đã được xử lý, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho bà con.


Áp lực khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

Quy mô nhỏ lẻ, trình độ sản xuất và năng lực vận hành hạn chế là những rào cản tạo ra khó khăn trong triển khai bán hàng của doanh nghiệp, hợp tác xã tại các địa phương trên nền tảng số. Đi liền đó là hạ tầng cơ sở logistics, chi phí vận chuyển giao hàng chiếm tỷ trọng khá lớn, từ 20-30%, thậm chí có khi tới 40% cũng đang tạo áp lực không nhỏ trong việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử.


Trà Vinh ưu tiên phát triển 4 nhóm đối tượng vật nuôi trong năm 2024

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, năm 2024, ngành chăn nuôi tỉnh sẽ tập trung phát triển 4 nhóm đối tượng vật nuôi chính gồm: bò, lợn, dê và gia cầm; trong đó, bò, lợn, dê phát triển theo hướng thịt, gia cầm phát triển theo hướng thịt và trứng. Ngoài ra, tỉnh còn đặt mục tiêu phát triển đàn bò 258.000 con, đàn lợn 294.000 con; đàn dê 23.000 con; đàn gia cầm 7,8 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại khoảng 92.000 tấn.