Cà Mau cải thiện chất lượng cây giống để phát triển kinh tế lâm nghiệp

Năng suất, chất lượng rừng trồng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng cây giống, tuy nhiên theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau nhận định, việc đầu tư xây dựng nguồn giống có chất lượng phục vụ trồng rừng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất giống... trên địa bàn tỉnh còn còn tồn tại nhiều hạn chế cần nhanh chóng tháo gỡ.


Hiệu quả kép từ mô hình nuôi cá ruộng mùa nước nổi

Thời gian này, tại các cánh đồng vùng trũng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, nông dân thực hiện mô hình nuôi cá trên ruộng lúa vào mùa nước nổi. Đây là mô hình được bà con áp dụng nhiều năm qua, mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Huyện Krông Nô khuyến cáo nông dân sử dụng giống chuẩn, tuân thủ quy trình canh tác

UBND huyện Krông Nô, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) vừa có các công văn gửi UBND xã, thị trấn; các hợp tác xã, tổ hợp tác và một số đơn vị liên quan khuyến cáo sử dụng giống lúa đạt chuẩn và tuân thủ quy trình canh tác để đảm bảo ổn định năng suất, chất lượng các loại nông sản chủ lực trên địa bàn.


Đổi mới tư duy, nâng cao trình độ canh tác cho nông dân địa bàn khó khăn ở tỉnh Tiền Giang

Theo Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang) Huỳnh Công Minh, được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2023, Hội Nông dân tỉnh đã triển khai dự án Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường. Dự án được thực hiện tại 4 xã vùng dự án ngọt hóa Gò Công nhiều khó khăn là: Vĩnh Hựu, Thạnh Trị (Gò Công Tây) và Tân Phước, Gia Thuận (Gò Công Đông) với quy mô 80 hộ nông dân tham gia, tổng diện tích canh tác trên 55 ha. Tổng kinh phí đầu tư gần 1 tỷ đồng.


Nhiều diện tích sầu riêng ở Lâm Đồng bị vàng lá thối rễ

Theo thông tin từ ngành nông nghiệp huyện Đạ Huoai, hiện nay bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng phát triển, gây hại mạnh. Tổng diện tích sầu riêng bị nhiễm bệnh xì mủ, vàng lá thối rễ chiếm tới 41,98% diện tích sầu riêng của huyện.


Chuyển đổi cây trồng đem lại hiệu quả gấp từ 2 - 8 lần ở Đồng Tháp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp thông tin, tỉnh chuyển đổi diện tích lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2023 gần 5.000 ha sang cây trồng khác; trong đó có hơn 3.000 ha lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm; hơn 900 ha trồng cây lâu năm và gần 28 ha nuôi trồng thủy sản. Đối với cây lâu năm được trồng các loại cây như xoài, mít, sầu riêng, chanh, ổi, cam ... Đối với cây hàng năm trồng các loại hoa màu như ớt, dưa hấu, ngô, kiệu, sen…


Triển vọng từ mô hình trồng nấm Linh chi đỏ dưới tán rừng ở huyện Krông Bông

Với nỗ lực tìm kiếm hướng đi mới trong phát triển kinh tế tại địa phương, Hợp tác xã Nấm dược liệu Chư Yang Sin (xã Cư Kty, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) đã triển khai mô hình trồng nấm Linh chi đỏ dưới tán rừng keo lai. Đến nay, mô hình bước đầu đem lại hiệu quả, phát huy được thế mạnh của địa phương và mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk.


Gương Nông dân Việt Nam xuất sắc: Mô hình chăn nuôi sạch thu lãi trên 1 tỷ đồng mỗi năm của chị Nguyễn Thị Thanh Tâm

Hơn 10 năm qua, nông dân Nguyễn Thị Thanh Tâm (sinh năm 1970, ở thôn Thái Hòa, xã Bình Định, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) thu lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm từ chăn nuôi lợn sạch với quy trình khép kín. Chị Tâm đã được UBND xã Bình Định, UBND huyện Kiến Xương, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ghi nhận, khen thưởng về hiệu quả của cách chăn nuôi quy mô lớn này. Đặc biệt, chị vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh là "Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023".


Vận hội mới cho đồng bằng sông Cửu Long

Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến Đồng bằng sông Cửu Long với những tác động như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn ngày càng tăng. Nhiều giải pháp được ban hành, từ chính sách của Đảng và Nhà nước đến các nghiên cứu của chuyên gia, nhà khoa học, đối tác quốc tế... Từ đó, tư duy sản xuất của nông dân từng bước thay đổi. Vận hội mới đang đến với vùng đất trù phú này…


Ông Lê Văn Sấm ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm

Ông Lê Văn Sấm (Ba Sấm), sinh năm 1958, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) từng thất bại với nghề nuôi tôm, thua lỗ có lúc phải bán đất để trả nợ. Nhờ ham học hỏi cùng tinh thần không bỏ cuộc, ông đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao nhiều giai đoạn giúp thu lợi nhuận từ 30-50 tỷ đồng/năm.


Nguyễn Hữu Quý - Tỷ phú nông dân nuôi gà lai chọi thả vườn

Là một trong số 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, anh Nguyễn Hữu Quý (sinh năm 1977, thôn Ngò 2, xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) với sự cần cù, chịu khó, mạnh dạn ứng dụng khoa học, kĩ thuật vào chăn nuôi đã thành công với mô hình Chăn nuôi gà lai chọi thả vườn thương phẩm, cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.


Hậu Giang đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc Khmer

Gia đình ông Lý Kim Thên, người Khmer ở ấp 7, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) thuộc diện hộ nghèo. Năm 2012, xét thấy hoàn cảnh khó khăn, Nhà nước đã hỗ trợ gia đình ông xây căn nhà mới. Từ đó, hai vợ chồng càng có thêm động lực, chí thú làm ăn. Gần đây, ông tiếp tục nhận được hỗ trợ vay vốn và con giống để nuôi bò, nuôi lươn thương phẩm giúp nâng cao thu nhập, ước tính lợi nhuận thu được trên 70 triệu đồng/năm.


Huyện Đăk Hà thúc đẩy quảng bá các sản phẩm nông nghiệp

Tối 13/10, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) tổ chức Phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023 nhằm quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương và hỗ trợ kết nối, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, đưa sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng.