Sản xuất rải vụ, nông dân trồng dứa Đồng Tháp Mười trúng mùa, bội thu

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước Trần Hoàng Phong, phát huy tiềm năng vùng Đồng Tháp Mười, nông dân trong vùng đã khai hoang, trồng được gần 15.400 ha dứa chuyên canh, mỗi năm cho sản lượng thu hoạch khoảng 300.000 tấn dứa thương phẩm, lớn nhất tỉnh Tiền Giang và là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh của địa phương.


Xây dựng thương hiệu giống gà nhiều cựa Tân Sơn (Phú Thọ)

Gà nhiều cựa, một trong những loại gà quý trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” từ thời đại Hùng Vương chỉ có ở khu vực miền núi huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trải qua nhiều thế kỷ, tưởng như giống gà này đã bị mai một thì nay đã phát triển mạnh ở khắp các bản làng của huyện miền núi Tân Sơn, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhiều người dân nơi đây.


Niềm vui nhân đôi với người trồng cà phê

Nông dân tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch cà phê trong không khí rất phấn khởi vì giá cao. Bên cạnh đó, năng suất cà phê năm nay tăng nên niềm vui người dân được nhân đôi.


Lạng Sơn liên kết các hợp tác xã để kết nối tiêu thụ nông sản

Xác định thúc đẩy phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị sản phẩm bền vững, tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng cơ giới hoá, xây dựng các chuỗi liên kết trên cơ sở các nhóm sản phẩm chủ lực của địa phương.


Kết nối cung cầu đưa nông sản Thanh Hóa đến người tiêu dùng

Ngày 9/11, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu và trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản an toàn năm 2023. Đây là sự kiện quan trọng, là cơ hội cho các cơ sở sản xuất tiêu biểu trong và ngoài tỉnh có dịp giới thiệu sản phẩm chất lượng đến doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng. Đồng thời, là cơ hội để giới thiệu, quảng bá thương hiệu nông sản của Thanh Hóa cũng như những thành tựu về phát triển nông nghiệp mà Thanh Hóa đã đạt được, góp phần thúc đẩy xúc tiến đầu tư đến các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.


Đồng Tháp: Trồng kiểng cổ, bon sai lãi gấp 100 lần trồng lúa

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, diện tích trồng hoa kiểng trên địa bàn tỉnh có hơn 2.160 ha, trồng nhiều nhất là thành phố Sa Đéc, huyện Lai Vung, huyện Lấp Vò và thành phố Cao Lãnh; trong đó hơn 1.200 chủng loại hoa kiểng. Nhóm kiểng phổ biến là kiểng lá trang trí nội thất, cảnh quan, cây kiểng công trình hàng năm, cây kiểng lâu năm, bonsai … chiếm hơn 77% diện tích.


Ninh Thuận cải tạo, tăng năng suất, chất lượng bò thịt

Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển chăn nuôi bò đàn. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận, tính đến tháng 10/2023, tỉnh có tổng đàn bò 121.270 con, tăng 0,4% so với cùng kỳ. Cùng với việc tập trung ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh Ninh Thuận còn chú trọng phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi, hướng tới nâng tỷ lệ cải tạo giống (sind hóa) đàn bò đạt 55% vào năm 2025.


Thanh Hóa tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản miền núi

Trước đây, vầu và luồng là 2 loại cây trồng chủ lực, từng có thời ăn nên làm ra với thu nhập lên tới hơn 1 triệu đồng mỗi ngày cho đồng bào dân tộc miền núi. Nhưng giờ đây, các hộ dân làm nghề sản xuất, kinh doanh nông sản ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đang gặp khó khăn khi sản phẩm làm ra không tiêu thụ được.


Tiền Giang: Phát triển vùng chuyên canh rau theo hướng an toàn

Là vùng chuyên canh rau lớn nhất của tỉnh Tiền Giang, huyện Châu Thành hiện có gần 2.000 ha diện tích trồng rau màu, mỗi năm cung cấp sản lượng 350 nghìn tấn rau các loại cho thị trường chủ yếu như các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ cùng Thành phố Hồ Chí Minh.


Trà Vinh: Mô hình chuyên rau màu cho thu nhập 130 triệu đồng/ha/năm

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, năm 2023, việc chuyển đổi đất trồng mía, trồng lúa kém hiệu quả kinh sang nuôi thủy sản, cây ăn trái và chuyên rau màu đã đem lại nguồn thu nhập cao gấp 2 - 3 lần cho nông dân. Đặc biệt, mô hình trồng chuyên rau màu thực phẩm cho nông dân thu nhập 120 - 130 triệu đồng/ha/năm.


Tiền Giang hình thành vùng rau màu tập trung ứng phó biến đổi khí hậu

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, để khắc phục khó khăn do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, giảm nhẹ nguy cơ thiên tai những địa bàn ven sông, ven biển, vùng Đồng Tháp Mười, vùng kiểm soát lũ phía Tây Tiền Giang khuyến khích nông dân đưa cây màu xuống chân ruộng, tạo cơ cấu luân canh, xen canh. Cùng đó, hình thành các vùng trồng rau màu tập trung ứng phó biến đổi khí hậu vừa tạo nguồn nông sản hàng hóa chất lượng phục vụ thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Xây dựng các mô hình nông nghiệp xanh - sạch - hiệu quả

Ngành nông nghiệp và Hội Nông dân Sóc Trăng đang đẩy mạnh chuyển giao xây dựng các mô hình nông nghiệp xanh-sạch-hiệu quả cho nhà nông. Nhờ đó, nông dân Sóc Trăng từng bước nắm bắt khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, nhiều mô hình được nhân rộng và ngày càng đem lại thu nhập cao cho các nông hộ.


Nguyễn Thái Sơn - Chàng trai 9X với mô hình vườn cây ăn trái theo hướng hữu cơ

Từ khoảng 5 năm trở lại đây, trong giới nhà vườn Lâm Đồng lan truyền thông tin về một thanh niên 9X dám bỏ công việc Nhà nước để về làm vườn với mô hình rất mới ở vùng đất khô cằn Đạ Tẻh. Đáng mừng là mô hình vườn cây ăn trái rộng tới 40ha của chàng thanh niên ấy đã rất thành công, còn ông chủ vườn được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, trở thành tấm gương điển hình tiêu biểu toàn quốc trong phong trào Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023.


Bình Phước xây dựng 11 vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với gia súc theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi gia súc bền vững, chăn nuôi gia súc theo chuỗi, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.


Phú Lương phát huy thế mạnh nông lâm nghiệp

Huyện miền núi Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có hơn 29.600 ha đất nông nghiệp, trong đó địa hình đồi núi thấp chiếm khoảng 60% diện tích cùng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho việc phát triển cây chè. Phát huy lợi thế này, đến nay, huyện đã phát triển được hơn 4.100 ha chè, trở thành địa phương có diện tích chè lớn thứ hai toàn tỉnh, với sản lượng bình quân đạt trên 45.000 tấn/năm, doanh thu bình quân ước đạt từ 310 - 330 triệu đồng/ha, giá trị sản xuất đạt trên 1.300 tỷ đồng, cao gấp gần 5 lần so với giá trị sản xuất lúa gạo trên địa bàn.


Đẩy mạnh nhân giống sắn kháng bệnh khảm lá

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, thời gian qua ngành nông nghiệp của tỉnh đã tích cực phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Di truyền Nông nghiệp và Viện Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khảo nghiệm và đánh giá một số giống sắn tiềm năng, có khả năng kháng bệnh, đạt năng suất và hàm lượng tinh bột cao. Có 6 giống sắn kháng bệnh khảm lá HN1, HN3, HN5, HN36, HN80, HN97 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép lưu hành tại vùng Đông Nam Bộ. Hiện, các giống sắn này đang được đẩy mạnh nhân giống để cung cấp giống sắn sạch bệnh cho người dân.


Một số biện pháp chống rét cho cá

Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản nuôi, đồng thời chủ động được nguồn cá giống qua đông phục vụ sản xuất, bà con cần thực hiện tốt một số biện pháp kỹ thuật chống rét cho cá…