Nông dân Khmer làm giàu từ các mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu

Nông dân Khmer làm giàu từ các mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu
Để thích ứng với tình trạng xâm nhập mặn và thiếu nước sản xuất, trong vụ lúa thu - đông 2018, nông dân Thạch Thanh Si ở ấp I (Phong Phú, Cầu Kè, Trà Vinh) đã thử nghiệm mô hình phân bón thông minh theo quy trình canh tác xuống giống một lần trên diện tích 1ha.
Nông dân Thạch Thanh Si chăm sóc rau màu. Ảnh: Sơn Hùng
Nông dân Thạch Thanh Si chăm sóc rau màu. Ảnh: Sơn Hùng
Theo đó, với phương thức cấy kết hợp bón vùi phân và phun thuốc của mô hình mới, gia đình ông chỉ phải ra thăm đồng 2-3 lần để phun thuốc ngừa bù lạch và nhện gié so với 7-8 lần phun thuốc, bón phân như cách sản xuất truyền thống trước đây, tiết kiệm 80% nhân công lao động.
Bà con nông dân Khmer thu hoạch dưa hấu trồng trên chân ruộng tại xã Long Sơn (Cầu Ngang, Trà Vinh). Ảnh: Phúc Thanh
Bà con nông dân Khmer thu hoạch dưa hấu trồng trên chân ruộng tại xã Long Sơn (Cầu Ngang, Trà Vinh). Ảnh: Phúc Thanh
Canh tác theo mô hình này, nếu đồng ruộng bị mặn xâm nhập, cây lúa có khả năng chịu mặn ở nồng độ dưới 3‰ trong khoảng thời gian từ 15-20 ngày. Nhờ vậy, trong vụ sản xuất vừa qua, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Thạch Thanh Si thu lãi trên 25 triệu đồng/ha.
Nhờ có đê bao khép kín và canh tác theo mô hình sản xuất lúa sinh học hữu cơ, nhiều hộ đồng bào Khmer ở ấp Chòm Chuối (Phước Hưng, Trà Cú) yên tâm sản xuất khi được bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường, năng suất tăng gấp đôi so với trước đây. Ảnh: Phúc Thanh
Nhờ có đê bao khép kín và canh tác theo mô hình sản xuất lúa sinh học hữu cơ, nhiều hộ đồng bào Khmer ở ấp Chòm Chuối (Phước Hưng, Trà Cú) yên tâm sản xuất khi được bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn thị trường, năng suất tăng gấp đôi so với trước đây. Ảnh: Phúc Thanh
Cùng với ông Thạch Thanh Si, ông Thạch Sa Vane ở ấp Lộ Sỏi (Đôn Xuân, Duyên Hải, Trà Vinh) cũng là một điển hình trong việc tận dụng có hiệu quả tiềm năng đất canh tác trong điều kiện biến đổi khí hậu. Với 0,65ha diện tích mặt nước, sau khi nuôi tôm sú không còn hiệu quả, từ năm 2005, ông chuyển sang nuôi tôm càng xanh kết hợp thả nuôi cua biển.
Trồng màu theo mô hình tưới tiết kiệm nước thích ứng với biến đổi khí hậu của đồng bào Khmer ở ấp Giồng Cao (Ngọc Biên, Trà Cú, Trà Vinh). Ảnh: Phúc Thanh
Trồng màu theo mô hình tưới tiết kiệm nước thích ứng với biến đổi khí hậu của đồng bào Khmer ở ấp Giồng Cao (Ngọc Biên, Trà Cú, Trà Vinh). Ảnh: Phúc Thanh
Năm 2018, sau 5 tháng thả nuôi 30.000 con giống theo hình thức bắt tỉa, ông Thạch Sa Vane đã thu được 60-70 triệu đồng. Tận dụng ưu điểm không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trên diện tích canh tác, gia đình ông kết hợp làm lúa sạch hữu cơ vào mùa mưa, mỗi năm 1 vụ, thu thêm hàng chục triệu đồng từ cây lúa.
Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân Khmer ở khu vực giồng cát của tỉnh Trà Vinh chuyển sang trồng các loại cây màu chịu hạn, ứng dụng mô hình tưới tiết kiệm nước, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Phúc Thanh
Thời gian gần đây, nhiều hộ nông dân Khmer ở khu vực giồng cát của tỉnh Trà Vinh chuyển sang trồng các loại cây màu chịu hạn, ứng dụng mô hình tưới tiết kiệm nước, cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Phúc Thanh
Nhiều hộ đồng bào Khmer ở Trà Vinh cho rằng, với tình hình thời tiết ngày càng khắc nghiệt như hiện nay, người nông dân phải biết tính toán và ứng dụng các tiến bộ mà khoa học vào sản xuất, giúp hạn chế rủi ro, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và vươn lên làm giàu trên đồng đất quê hương.
Sơn Hùng
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm