Những biện pháp ứng phó trong vùng dịch tả lợn Châu Phi

Những biện pháp ứng phó trong vùng dịch tả lợn Châu Phi
Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan, các phương tiện ra vào vùng dịch phải được phun thuốc tiêu độc khử trùng. Ảnh: Quý Trung
Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan, các phương tiện ra vào vùng dịch phải được phun thuốc tiêu độc khử trùng. Ảnh: Quý Trung

Vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ lợn:

- Các cơ sở giết mổ trong vùng dịch chỉ được giết mổ lợn khỏe có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP, đã được lấy mẫu và xét nghiệm theo quy định.

- Lợn phải được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng từ cơ sở chăn nuôi trực tiếp đến cơ sở giết mổ. Lợn có nguồn gốc từ tỉnh khác vận chuyển đến cơ sở giết mổ phải được kiểm dịch và có giấy chứng nhận kiểm dịch cấp tỉnh.

- Sản phẩm sau khi giết mổ phải xét nghiệm âm tính với mầm bệnh và được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng đã được vệ sinh, khử trùng tiêu độc.

Lợn sau khi giết mổ phải được kiểm định trước khi đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Huỳnh Thế Anh
Lợn sau khi giết mổ phải được kiểm định trước khi đưa đi tiêu thụ.
Ảnh: Huỳnh Thế Anh

Xử lý lợn và sản phẩm từ lợn dương tính với mầm bệnh DTLCP:

- Tiêu hủy ngay toàn bộ lợn tại chuồng nuôi, cơ sở thu gom và có biện pháp cách ly khu vực dương tính với mầm bệnh; xử lý ổ dịch, phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.

Khi phát hiện lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, phải tiến hành tiêu hủy toàn bộ. Ảnh: Quang Cường
Khi phát hiện lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi, phải tiến hành tiêu hủy toàn bộ. Ảnh: Quang Cường

- Cơ sở giết mổ, bảo quản sản phẩm từ lợn phải tiêu hủy các lô sản xuất dương tính với mầm bệnh; ngừng sản xuất và tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng liên tục trong 5 ngày trước khi kinh doanh trở lại...
Quý Trung – Quang Cường – Huỳnh Thế Anh

Có thể bạn quan tâm