Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa đông xuân đầu vụ

Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa đông xuân đầu vụ
Điều tiết nước: - Duy trì mực nước 3 cm - 5 cm sau khi cấy. Khi lúa đạt 7 - 8 nhánh/khóm thì rút nước. Khi mặt ruộng xuất hiện vết nứt chân chim thì đưa nước trở lại, sau đó rút và đưa nước xen kẽ.
Chuẩn bị mạ để gieo cấy lúa vụ đông xuân
Chuẩn bị mạ để gieo cấy lúa vụ đông xuân 
- Đối với lúa gieo thẳng, cần giữ ẩm. Khi mạ bắt đầu lên thì duy trì mực nước nông. Sau tỉa dặm khoảng 10 ngày, rút nước lộ ruộng.Bón thúc đẻ nhánh Với lúa cấy, bón thúc khi có rễ trắng, dài khoảng 2,5 cm. Với lúa gieo thẳng, bón kết hợp tỉa dặm khi lúa có 3 - 4 lá, mật độ 80 - 100 dảnh/m2. Lượng phân bón trung bình 3 - 4 kg urê/sào Bắc Bộ. Nếu ruộng chưa bón lót kali thì bón 2 kg/sào.
Trước khi xuống giống vụ đông xuân, mặt ruộng cần được san bằng, xới đất thật kỹ, giúp cho cây lúa nhanh bắt rễ và phát triển tốt
Trước khi xuống giống vụ đông xuân, mặt ruộng cần được san bằng, xới đất thật kỹ, giúp cho cây lúa nhanh bắt rễ và phát triển tốt 
Xử lý nghẹt rễ do ngộ độc hữu cơ Thường thấy ở những chân ruộng trũng, ruộng chua, ruộng có nguồn nước thải từ khu dân cư. Đưa nước vào ruộng, sau đó làm cỏ, sục bùn và tháo cạn rồi bón vôi bột với lượng từ 20 - 30 kg/sào. Để ruộng khô từ 2 - 3 ngày mới đưa nước trở lại, bón phân lân và phân chuồng hoai mục với lượng 10 kg/sào.
Việc tỉa dặm lúa đông xuân cần được thực hiện trước khi cây lúa đẻ nhánh 15 ngày, mục đích tránh cho cây lúa bị chột, đẻ nhánh kém
Việc tỉa dặm lúa đông xuân cần được thực hiện trước khi cây lúa đẻ nhánh 15 ngày, mục đích tránh cho cây lúa bị chột, đẻ nhánh kém 
Phòng trừ sâu bệnh Ruộng có bọ trĩ, rầy mềm, rầy nâu, giòi đục lá, phun trừ bằng thuốc Regnt 800WG hoặc Abamectin, Actara… Phun phòng trừ bệnh đạo ôn lá bằng New Hinosan hoặc Filia, Beam... 
Tuấn Anh - Vũ Sinh - Hồ Cầu

Có thể bạn quan tâm