Kỹ thuật trồng cây ngân hậu

Kỹ thuật trồng cây ngân hậu
Cây Ngân hậu có tên khoa học: Chinese Evergreen. Cây ngân hậu là cây bụi, lá dài màu xanh đốm trắng. Ngoài tác dụng làm cảnh cây Ngân hậu còn có khả năng làm sạch không khí rất tốt. Các nghiên cứu đã chứng minh, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí càng cao thì khả năng làm sạch không khí của cây càng lớn. Ngoài ra nó còn có thể hấp thu được các khí độc như nicotin, Aldehyde formic. Đặc biệt, cây còn mang lại nhiều may mắn cho gia chủ bởi cây mang nét hoàng tộc, xua tan những điều không may mắn vì thế từ lâu cây thường được trồng làm cây cảnh văn phòng, cây cảnh nội thất, trang trí phòng khách, nhà hàng, café…
Cây ngân hậu mang may mắn, tài lộc. Ảnh: vietq.vn
Cây ngân hậu mang may mắn, tài lộc. Ảnh: vietq.vn
Điều kiện và vị trí trồng thích hợp cho cây Ngân hậu Vốn là cây ưa bóng râm nên cây có khả năng sống ở trong môi trường nội thất khá tốt.Kỹ thuật trồng cây Ngân hậu Kỹ thuật trồng cây Ngân hậu có thể trồng theo phương pháp thủy sinh hay trồng trực tiếp xuống đất. ù lựa chọn phương pháp nào thì kỹ thuật trồng cây Ngân hậu vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về nước, độ ẩm, nhiệt độ thích hợp. Bạn có thể tiến hành nhân giống bằng cách tách bụi.Cách chăm sóc cây Ngân hậu Trồng cây Ngân hậu không mất quá nhiều thời gian chăm sóc chỉ cần đảm bảo độ ẩm vì nếu để quá khô cây nhanh bị vàng và héo khô. Do đó, hàng ngày tưới đều nước lên thân và gốc cây. Hàng tuần cho cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tối thiểu 30 phút. Nếu là cây trồng trong nước thì thay nước 1 lần/tuần. Lấy cây ra ngoài trước khi thay nước sau đó tiến hành cắt tỉa rễ hư, thối. Không để lá tiếp xúc trực tiếp với dung dịch dinh dưỡng sẽ bị ngộ độc. Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ. Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.Phòng bệnh cho cây Ngân hậu Khi trồng cây Ngân hậu cây sẽ dễ bị thối lá nếu quá ẩm hoặc héo khô nếu không đủ nước. Khi thấy cây có biểu hiện thối lá hoặc ở cuống lá nên dùng kéo cắt các phần lá bị thối, cắt cả lá đến sát phần cuống nếu bị thối ở cuống lá. Hãy dùng vòi nước để rửa sạch toàn bộ cây, nhất là rửa sạch các chỗ bị thối, rửa sạch bình và thay nước trong bình (đối với cây trồng trong nước). Cách tốt nhất cần đưa cây ra chỗ thoáng mát, có ánh nắng buổi sáng (từ 7h- 9h) càng tốt để hạn chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn, không nên để phơi dưới ánh nắng buổi trưa (từ 11h- 15h) vì nắng gay gắt sẽ làm cho lá cây bị cháy nắng. Trồng cây Ngân hậu cũng rất dễ bị bệnh nấm. Để phòng trừ không nên sử dụng thuốc trừ sâu mà hãy Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
Theo vietq.vn

Có thể bạn quan tâm