Kỹ thuật nuôi thủy sản ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

Kỹ thuật nuôi thủy sản ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn
Áp dụng mô hình canh tác tôm - lúa ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn
Áp dụng mô hình canh tác tôm - lúa ứng phó hạn hán và xâm nhập mặn 

Đối với nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh:

- Không thả tôm giống ở những vùng có độ mặn cao trên 25%0. Trước khi thả giống, cần chủ động bổ sung nguồn nước ngọt để điều chỉnh độ mặn cho phù hợp và điều chỉnh trong quá trình nuôi khi nắng nóng, độ mặn tăng.

- Chỉ thả giống khi nhiệt độ nước dưới 300C (sáng sớm hoặc chiều mát). Thả nuôi với mật độ hợp lý (tôm thẻ dưới 80 con/m2, tôm sú 10 - 15 con/m2). Duy trì độ mặn 10 - 25%0; O2 > 3 mg/l; pH 7,8 - 8,5; độ kiềm 80 - 150 mg/l…

- Cung cấp lượng thức ăn hợp lý theo kích cỡ và mật độ, giảm 15 - 30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng. Định kỳ 15 ngày/lần bổ sung Vitamin C, các khoáng vi lượng, men tiêu hóa trộn vào thức ăn. 

Cần có hồ chứa nước ngọt dự trữ để chủ động nguồn nước khi xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn
Cần có hồ chứa nước ngọt dự trữ để chủ động nguồn nước khi xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn 

Đối với nghêu nuôi thương phẩm:

- Không thả giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi (từ tháng 1 - 3 âm lịch). Mật độ thả giống từ 180 - 200 con/m2; cỡ giống nuôi từ 400 - 600 con/kg.

Khi độ mặn tăng cao trên 8%o và kéo dài 5 - 7 ngày, cần di dời cá đến vùng nuôi an toàn
Khi độ mặn tăng cao trên 8%o và kéo dài 5 - 7 ngày, cần di dời cá đến vùng nuôi an toàn 

Đối với cá tra và cá lăng:

- Khi độ mặn tăng cao trên 8%0 và kéo dài 5 - 7 ngày, cần di dời cá nuôi đến vùng nuôi an toàn... 

Hồng Nhung - Vũ Sinh - Thu Hiền

Có thể bạn quan tâm