Kinh nghiệm chăn nuôi và chăm sóc lợn nái

Kinh nghiệm chăn nuôi và chăm sóc lợn nái
Lợn nái chửa cần được chăm sóc chu đáo, cho ăn đủ dinh dưỡng
Lợn nái chửa cần được chăm sóc chu đáo, cho ăn đủ dinh dưỡng
* Chọn lợn nái tốt: Chọn lợn nái khoảng 8 tháng tuổi nặng từ 90 - 100 kg, có thân dài, mông nở, vai nở, háng rộng, bốn chân thẳng, khỏe, ống chân to, có 12 vú trở lên, cách đều…
Lợn nái tốt có thân dài, mông nở, vai nở, háng rộng
Lợn nái tốt có thân dài, mông nở, vai nở, háng rộng

* Chăm sóc lợn nái: 

Lợn nái chửa cần được chăm sóc chu đáo, cho ăn đủ dinh dưỡng, hạn chế ăn thức ăn tinh bột, ăn nhiều rau xanh hoặc mỗi ngày cho lợn ăn 2 - 3 kg thức ăn hỗn hợp (thức ăn sẵn), chia làm 2 lần. Nếu dùng thức ăn phế phẩm thì phải nấu chín để tránh bệnh truyền nhiễm cho lợn. Mục đích để lợn nái không béo quá nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng nuôi bào thai. Luôn giữ cho lợn sạch sẽ, chuồng trại khô ráo, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Trước khi lợn đẻ 2 tuần, chuyển lợn sang ô nuôi lợn đẻ và nuôi con. Cần tẩy giun sán cho lợn để tránh lây từ mẹ sang con. Ngày lợn đẻ chỉ cho ăn ít rau xanh và uống nước muối loãng. Chuồng lợn cần kín gió, yên tĩnh, lót ổ bằng rơm hoặc cỏ khô mềm, sạch.
Tiêm phòng vắc-xin cho cả lợn mẹ và lợn con để phòng bệnh
Tiêm phòng vắc-xin cho cả lợn mẹ và lợn con để phòng bệnh 
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tắm cho lợn luôn sạch sẽ
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tắm cho lợn luôn sạch sẽ
Sau khi lợn mẹ đẻ 1 ngày, cho ăn 1,5 - 2 kg thức ăn hỗn hợp (loại của lợn nái nuôi con) hay thức ăn tinh bột (bột gạo, bột ngô, cám, bột cá… tự pha trộn) và tăng dần lượng thức ăn. Tới ngày thứ 5 - 6 trở đi thì cho lợn ăn với mức 3 - 4 kg/ngày. Luôn có đủ nước sạch cho lợn uống. Trong thời gian lợn nái nuôi con, hạn chế hoặc không dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh, tránh làm lợn mẹ mất sữa.

Có thể bạn quan tâm