Kiên Giang hình thành các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với từng vùng đất

Kiên Giang hình thành các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với từng vùng đất
Nông dân thu hoạch lúa trong vụ tôm - lúa 2018. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
 Nông dân thu hoạch lúa trong vụ tôm - lúa 2018. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Theo đó, năm nay, huyện chọn 3 xã Thạnh Yên, Hòa Chánh và một phần xã An Minh Bắc triển khai thí điểm các chương trình, dự án sản xuất tôm - lúa; chọn xã Minh Thuận, một phần xã An Minh Bắc triển khai mô hình lúa - cá, rau màu, cây ăn trái theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm và đề xuất các chứng nhận theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GlobalGAP và tiến tới chứng nhận hữu cơ. Các xã còn lại tùy điều kiện thực tế để hình thành theo từng mô hình phát triển phù hợp với vùng đất. Chẳng hạn quy hoạch vùng tôm - lúa thuộc các xã Thạnh Yên, Thạnh Yên A, Hòa Chánh, một phần xã Vĩnh Hòa. Ven sông Cái Lớn khuyến cáo nhân dân gia cố bờ bao bảo vệ sản xuất, sản xuất các loại giống lúa chịu mặn, giá trị kinh tế cao, nuôi xen canh một số loài thủy sản phù hợp để nâng cao thu nhập; phát triển và giữ vững diện tích cây dừa nước để chống sạt lở và tạo độ che phủ vùng ven sông… Bí thư Huyện ủy U Minh Thượng Đoàn Hồng Dinh khẳng định, nông nghiệp vẫn là thế mạnh phát triển kinh tế của huyện, vì vậy, thời gian tới U Minh Thượng sẽ tiếp tục phát triển theo hướng nông - lâm - thủy sản. Theo đó, huyện đẩy mạnh các giải pháp giảm chi phí, an toàn dịch bệnh gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dựng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, tập trung triển khai thực hiện các đề án điều chỉnh quy hoạch sản xuất, mô hình sản xuất tôm - lúa hữu cơ, dự án lúa mùa đạt tiêu chuẩn hữu cơ có truy xuất nguồn gốc sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu tập thể, cây ăn trái, rau an toàn, chuối xiêm gắn với thương hiệu tập thể... U Minh Thượng là huyện thuần nông, với hơn 85% làm nông nghiệp. Giai đoạn 2015 - 2018, tình hình sản xuất nông - lâm - thủy sản của huyện chuyển biến tích cực, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp cơ bản đúng hướng. Năm 2018, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 3.649 tỷ đồng, tăng 7,99% so cùng kỳ năm 2017. Theo ông Đoàn Hồng Dinh, Bí thư Huyện ủy U Minh Thượng, phát triển nông - lâm - thủy sản vẫn là thế mạnh chủ yếu của huyện; trong đó, cây lúa, cây ăn trái, rau màu và con tôm được coi là chủ lực; củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả đa dạng các mô hình kinh tế, các dịch vụ khác trong nông nghiệp cũng được xem là một trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp toàn diện. Từ năm 2015 đến nay, diện tích và sản lượng một số đối tượng cây trồng và tôm nuôi của U Minh Thượng không ngừng tăng. Năm 2018, tổng diện tích gieo trồng 26.090 ha (tăng 1308 ha), năng suất bình quân 5,13 tấn/ha, sản lượng lúa cả năm đạt 134.459 tấn; diện tích nuôi tôm 8.770 ha (tăng 5,02% so với cùng kỳ), sản lượng 3.464 tấn; diện tích cá nước ngọt ổn định 4.450 ha, sản lượng đạt 1.640 tấn; diện tích canh tác rau màu và các loại khoai trên 500 ha... Giá trị lợi nhuận bình quân 1 ha của mô hình tôm - lúa khoảng trên 40 triệu đồng/năm; rau màu và các loại khoai lợi nhuận khoảng 50 - 60 triệu đồng/ha/năm. Riêng với diện tích cây ăn trái (xoài và cây có múi) khu vực hai xã vùng đệm lợi nhuận khá cao, trên 100 triệu đồng/ha/năm. Bên cạnh đó, có 3 ha dưa lê xã Minh Thuận đạt chứng nhận VietGAP; ngành chuyên môn của huyện phối hợp với các đơn vị liên quan và người dân đã triển khai sản xuất theo quy trình VietGAP một số diện tích, như tôm - lúa 8.000 ha; lúa mùa - cá đồng 4.000 ha; 250 ha cây ăn trái và 800 ha rau màu...
Lê Sen

Có thể bạn quan tâm