Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà vườn đồi theo chuỗi giá trị

Giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà vườn đồi theo chuỗi giá trị
Đại diện Ban cố vấn trả lời các câu hỏi của người nông dân liên quan đến kiểm soát dịch bệnh trên đàn gà. Ảnh: Tùng Lâm – TTXVN
Đại diện Ban cố vấn trả lời các câu hỏi của người nông dân liên quan đến kiểm soát dịch bệnh trên đàn gà. Ảnh: Tùng Lâm – TTXVN

Diễn đàn nhằm bàn giải pháp tăng cường hiệu quả chăn nuôi gà vườn đồi theo mô hình chuỗi giá trị, đồng thời nâng cao kiến thức cho người nông dân trong phát triển chăn nuôi. Theo đó, việc làm thế nào để tăng cường hiệu quả kinh tế cũng như tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm gà vườn đồi theo chuỗi giá trị. Đồng thời, giải quyết các thách thức cố hữu còn tồn tại trong tập quán chăn nuôi của người dân như sản xuất nhỏ lẻ, nâng cao kỹ thuật chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh…là những vấn đề then chốt được người nông dân quan tâm tại diễn đàn.

Phó Chủ tịch Hội chăn nuôi gà đồi Phạm Công Vân giải đáp cho người dân về kỹ thuật chăn nuôi. Ảnh: Tùng Lâm – TTXVN
Phó Chủ tịch Hội chăn nuôi gà đồi Phạm Công Vân giải đáp cho người dân về kỹ thuật chăn nuôi. Ảnh: Tùng Lâm – TTXVN

Ngoài việc chia sẻ những hoạt động khuyến nông góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang cũng đã trao đổi, giải đáp cho người dân những khúc mắc xoay quanh mô hình chăn nuôi gia cầm theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, giới thiệu các giống gà phù hợp với chăn nuôi thả đồi tại các tỉnh miền núi phía Bắc và đưa ra những giải pháp phát triển chăn nuôi trong thời gian tới.
Bác Nguyễn Hoài Nam, nông dân huyện Yên Thế, Bắc Giang, trao đổi về tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm gà đồi Yên Thế. Ảnh: Tùng Lâm – TTXVN
Bác Nguyễn Hoài Nam, nông dân huyện Yên Thế, Bắc Giang, trao đổi về tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm gà đồi Yên Thế. Ảnh: Tùng Lâm – TTXVN

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đề xuất, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia cầm; trong đó, có chăn nuôi gà thả vườn đồi, thời gian tới nhà nước có chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Ngoài ra, tăng cường chính sách kiểm soát chặt chẽ vệ sinh thú y, công tác phòng bệnh.... Đồng thời, tập trung xây dựng nhóm hộ trong liên kết sản xuất, hình thành vùng chăn nuôi theo quy hoạch, tận dụng thế mạnh của địa phương, cân đối giữa cung và cầu để tránh dư thừa sản phẩm...

Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trao đổi một số hoạt động khuyến nông góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Ảnh: Tùng Lâm – TTXVN
Bà Hạ Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, trao đổi một số hoạt động khuyến nông góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Ảnh: Tùng Lâm – TTXVN

Đại diện Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên cho rằng, giải pháp quan trọng trong phát triển chăn nuôi gà vườn đồi là tăng cường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gắn sản xuất với giết mổ, chế biến, thị trường. Trên cơ sở đó, hỗ trợ từng bước xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm tập trung, công nghiệp. Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền người dân không sử dụng các sản phẩm gia cầm chế biến không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch...

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, năm 2017 số lượng đàn gà của toàn quốc có hơn 295 triệu con, chiếm hơn 76% tổng tỷ trọng gia cầm chăn nuôi; trong đó, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm chủ yếu về sản lượng cung cấp cho thị trường (khoảng 70% về đầu con và 60% về sản lượng). Tuy nhiên, do dịch bệnh, ảnh hưởng của đô thị hóa và biến động về đầu vào khiến các hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng đáng kể. Cả nước phấn đấu tổng đàn gia cầm đạt khoảng 400 triệu con vào năm 2020.
Việt Hùng

Có thể bạn quan tâm