Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở Đam Rông

Đạ K’Nàng là xã đầu tiên của huyện Đam Rông (Lâm Đồng) được công nhận xã thoát nghèo. Trong ảnh: Một góc thôn trung tâm của xã Đạ K’Nàng . Ảnh: Thành Đạt
Đạ K’Nàng là xã đầu tiên của huyện Đam Rông (Lâm Đồng) được công nhận xã thoát nghèo. Trong ảnh: Một góc thôn trung tâm của xã Đạ K’Nàng . Ảnh: Thành Đạt

Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững triển khai tại huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã từng bước góp phần nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Diện mạo buôn làng nơi đây ngày càng khởi sắc…

Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở Đam Rông ảnh 1Đạ K’Nàng là xã đầu tiên của huyện Đam Rông (Lâm Đồng) được công nhận xã thoát nghèo. Trong ảnh: Một góc thôn trung tâm của xã Đạ K’Nàng . Ảnh: Thành Đạt

Với diện tích tự nhiên trên 87.000 ha, dân số khoảng 51.165 người, phần lớn là đồng bào dân tộc: K’ho, M’nông, Mạ…, Đam Rông là một trong 62 huyện nghèo của cả nước và huyện 30a duy nhất của tỉnh Lâm Đồng. Để đời sống đồng bào dân tộc được cải thiện, những năm qua, các cấp chính quyền huyện Đam Rông đã tập trung mọi nguồn lực cho công tác xóa đói, giảm nghèo.

Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở Đam Rông ảnh 2"Sau nhiều năm tập trung cho công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã đạt những kết quả đáng khích lệ: thu nhập bình quân đầu người đạt 37,6 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,06%. Đam Rông còn có trên 12.000 ha cà phê, sản lượng bình quân đạt gần 30.000 tấn/ năm, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc" - Ông Bùi Văn Hởi - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Đam Rông (Lâm Đồng). Ảnh: Thành Đạt

Theo ông Bùi Văn Hởi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Đam Rông, huyện đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ đồng bào hàng trăm tỷ đồng để mở rộng sản xuất, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi. Bên cạnh đó, đồng bào cũng tận dụng lợi thế địa phương để đưa vào sản xuất các giống cây, con như cà phê, dâu, chuối, sầu riêng, bò, dê, gà… Nhờ vậy, chỉ tính riêng năm 2019, tổng sản lượng lương thực của huyện đạt 20.177 tấn, đàn gia súc 14.300 con, khoảng 77.100 con gia cầm… Đặc biệt, đã có 701 gia đình xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở Đam Rông ảnh 3Với nhiều phương pháp nuôi tằm mới cùng với nhiều giống dâu cho năng suất, chất lượng cao đã giúp người M’nông ở thôn Đa Tế, xã Đạ M’Rông nâng cao đời sống, no ấm hơn nhờ nghề dâu tằm. Ảnh: Thành Đạt

Đam Rông đã xây dựng và nhân rộng được 108 mô hình giảm nghèo, tiêu biểu là 2 cánh đồng mẫu lớn, 2 mô hình trồng nấm mèo, 27 mô hình nuôi dê bách thảo… Nhiều vùng chuyên canh nông sản hàng hóa dần hình thành như: vùng trồng chuối La Ba, cây ăn quả tại các xã: Đạ K’Nàng, S’Rônh, Đạ R’sal…; vùng trồng dâu nuôi tằm ở Đạ Long, Đạ Tông, Đạ M’rông; vùng rau công nghệ cao ở Đạ K’Nàng, Phi Liêng…

Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở Đam Rông ảnh 4Gia đình ông Nguyễn Ngọc An ở thôn 2, xã Rô Men nuôi dê và bò cho thu nhập gần 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Thành Đạt

Đến xã Đạ M’rông, địa phương điển hình trong việc chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm, ông Võ Văn Bền, Phó Chủ tịch UBND xã vui vẻ chia sẻ với chúng tôi: với trên 40 ha, Đạ M’rông hiện có diện tích trồng dâu lớn nhất huyện. Toàn xã có 103 hộ tham gia trồng dâu và 35 hộ nuôi tằm lấy kén, trung bình mỗi năm thu nhập hơn 100 triệu đồng/hộ, cao gấp 4 - 5 lần so với trồng ngô. Nếu như năm 2016, Đạ M’rông còn 41,1% hộ nghèo thì đến nay chỉ còn 24,76%.

Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở Đam Rông ảnh 5Hộ gia đình anh Nguyễn Nghĩa Dũng ở thôn Pang Pế Nâm, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) trồng cây ăn quả cho thu nhập hơn một tỷ đồng/năm. Ảnh: Thành Đạt
Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở Đam Rông ảnh 6Vùng chuyên canh chuối La Ba góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Đam Rông (Lâm Đồng). Ảnh: Thành Đạt
Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở Đam Rông ảnh 7Mùa thu hoạch cà phê ở thôn Tơ Năng Tô, xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông (Lâm Đồng). Ảnh: Thành Đạt

Biết tận dụng lợi thế địa phương, đồng bào các dân tộc ở Đam Rông đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao đời sống. Cái đói, cái nghèo đang dần rời xa mảnh đất này!

Hữu Hải – Thành Đạt

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm