Kiến trúc ngôi nhà của người Ơ Đu, Nghệ An

Nhà ở của người Ơ Đu ở Nghệ An đã thay đổi ít nhiều so với truyền thống trước đây, nhưng vẫn giữ được những nét khác biệt với các dân tộc xung quanh. Những ngôi nhà quay mặt vào núi, dựng theo chiều thẳng đứng. Ngay danh từ “nhà ở”, theo tiếng Ơ Đu là “dinh luồng tẳng”, đã phản ánh đặc trưng kiến trúc ngôi nhà truyền thống của dân tộc này. “Dinh” là nhà, “luồng” là chiều, “tẳng” là đứng.
 
Kien truc ngoi nha cua nguoi O Du, Nghe An hinh anh 1
Ngôi nhà truyền thống của người Ơ Đu.

Trước đây, nhà của người Ơ Đu không đặt ngang mà dọc lên đỉnh núi. Đặt dọc thì cột ở dưới bao giờ cũng phải dài hơn. “Dinh luồng tẳng”, là nhà dựng thẳng theo chiều dọc lên núi. Bà con thường dựng nhà rất nhỏ, theo kiểu nhà có 4 mái. Trong nhà có 2 bếp, một bếp gần cửa ra vào thường để nấu cơm cúng trong ngày lễ tết, bếp ở phía cuối nhà là nơi nấu ăn hàng ngày của gia đình. Bà con bảo, dù nhà gỗ hay bê tông cốt thép gì thì cũng phải theo phong tục của người Ơ Đu, vẫn phải theo lối kiến trúc “dinh luồng tẳng”.
 
Người Ơ Đu có những lễ nghi kiêng kị trong nhà như quan hệ giữa con dâu với những người nam giới trong gia đình nhà chồng khá kín kẽ, nghiêm ngặt. Điều này là một trong những khác biệt giữa người Ơ Đu với người Khơ Mú: - “Họ kiêng, tôi là bố chồng chẳng hạn, ít ngồi với con dâu. Khi có con cái, lâu lâu mới ngồi. Anh cả trong nhà cũng ít ngồi với em dâu”.

Nếu bạn vào nhà người Ơ Đu, hãy để ý bếp lửa và nơi thờ ma nhà của họ. Nhà người Ơ Đu, giống nhà người Khơ Mú, có 2 bếp. Người Ơ Đu, người Khơ Mú ở Nghệ An thường có 2 bếp, 1 bếp dành cho phụ nữ, 1 bếp dành cho đàn ông. Họ còn có 1 bếp nữa là bếp kiêng. Thường thì gian thờ ma nhà của người Khơ Mú là gian trong cùng, trong đấy có 1 bếp. Bếp ấy, lúc nào làm nhà lớn, còn gọi là làm nhà nhảy, người ta mổ trâu mổ bò đưa qua đầu hồi lên bếp ấy nấu, chứ không đưa lên cầu thang chính. Người Ơ Đu cũng vậy.

Nhưng nơi thờ tổ tiên của người Ơ Đu không phải là bếp thứ 3 như người Khơ Mú, mà là một gác nhỏ trên vách nhà sàn. Bàn thờ để trên vách như người Thái, nhưng hình thức bàn thờ thì khác. Người Ơ Đu không có bài vị, chỉ thờ một đời bố. Bố còn thì con không có bàn thờ. Bố mất đi thì con có bàn thờ. Nếu bố còn, đến Tết, cúng tổ tiên, con mang một mâm cỗ đến nhà bố để góp lễ.

Người Ơ Đu quan niệm, khi chết, linh hồn người chết, tức là ma nhà, vẫn quanh quẩn bên người thân, ảnh hưởng đến hoạt động của mọi người trong nhà. Vì vậy, phải thờ cúng tổ tiên, cầu mong tổ tiên phù hộ những điều tốt lành nhất cho con cháu.
Theo dantocviet.cinet.gov.vn
 

Tin liên quan

Đặc sắc lễ Mát nhà của đồng bào dân tộc Mường

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân sự kiện Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2021, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tái hiện nghi lễ Mát nhà đặc sắc của dân tộc mình.


Độc đáo nhà sàn Ba Na

Người Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời, có dân số đông thứ hai trong số các dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ (sau người Xê Đăng) ở tỉnh, địa bàn cư trú tập trung ở quanh thành phố Kon Tum và một phần ở các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Sa Thầy... Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ba Na ở Kon Tum có những phong tục tập quán, văn hóa phong phú và giàu bản sắc, trong đó nhà sàn là một di sản văn hóa độc đáo.


Lạ lẫm "nhà rông kiểu mới" ở Kông Chro

Kông Chro (Gia Lai) hiện nay đang xuất hiện ngày càng nhiều những ngôi nhà không còn mang hình dáng nhà rông dẫu tên gọi vẫn vậy. Vì sao người Bahnar vùng này lại chấp nhận bỏ ra số tiền lớn để dựng “nhà rông kiểu mới” làm nơi sinh hoạt cộng đồng, thay thế những ngôi nhà rông truyền thống đã hiện hữu từ bao đời nay?


Nhà sàn đá của người Tày ở Cao Bằng

Người Tày ở Cao Bằng có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó, những ngôi nhà sàn đá thể hiện phong tục tập quán gắn với điều kiện sống, lao động, sản xuất của người Tày.


Gìn giữ nếp nhà dài truyền thống

Trong “cơn lốc” đô thị hóa, những ngôi nhà xây bê tông kiên cố mọc lên ngày càng nhiều, những ngôi nhà dài của đồng bào Êđê dần vắng bóng ở những buôn làng. Đứng trước thực trạng trên, nhiều người Êđê đã nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và dựng lại nhà dài truyền thống của dân tộc.


Nhà ở của người Mường Phú Thọ

Ở một số xã của người Mường ( Phú Thọ), vẫn còn có những cụm nhà sàn truyền thống. Thậm chí còn những cụm nhà sàn núp vào chân núi trông thật đẹp.


Độc đáo nhà ngói âm dương ở Khau Tràng

Chạy xe máy 150 km với nhiều cung đường khúc khuỷu, chúng tôi mới đến được thôn Khau Tràng, xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Gần giữa trưa mà Khau Tràng vẫn chìm trong biển mây, thi thoảng nhô ra vài ngôi nhà ngói âm dương. đứng ở lưng sườn núi cao phóng tầm mắt ra xa, bản người Dao tiền hiện lên thật đẹp.


Độc đáo nhà nửa sàn nửa đất của người Dao

Sống ở miền núi, trong môi trường tự nhiên có rừng cây, đồng bào người Dao đã dùng các loại cây gỗ, tre nứa, lá để làm nhà ở. Đây là các loại cây mọc tự nhiên trong rừng nơi nào cũng sẵn, đồng bào chỉ việc vào rừng lấy về, gia công thành cột, kèo, xà rồi dựng thành nhà ở.


Nét đẹp nhà sàn của người Lô Lô ở Cao Bằng

Cộng đồng dân tộc Lô Lô có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó, nhà sàn với kiến trúc truyền thống hài hòa với thiên nhiên và có giá trị như một biểu tượng văn hóa của người Lô Lô.


Những nếp nhà dài ở buôn Êga

Buôn Êga , xã Ea Kmút, huyện Ea Ka (Đắk Lắk) hiện nay còn lưu giữ được nhiều ngôi nhà dài cùng những vật dụng quý hiếm của người Ê-đê. Góp phần trong việc bảo tồn vốn quý này phải kể đến vai trò của những người già trong buôn.


Nhà Dài cổ xưa của người Mạ ở Lâm Đồng

Giữa đại ngàn nam Tây Nguyên, xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), vẫn tồn tại một ngôi nhà Dài cổ xưa của người Mạ. Chính bà Ka Dít (chủ nhân ngôi nhà) cũng không nhớ nổi ngôi nhà khai sinh từ lúc nào.


Những ngôi nhà đất của người Nùng Phàn Slình Lạng Sơn thời nay

Về nguồn gốc của những ngôi nhà đất, ông Lý Văn Ỏn, dân tộc Nùng, sinh năm 1932, tại bản Nà Lẹng, thôn Nà Lệnh, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Chẳng biết những ngôi nhà đất đã có từ bao giờ, lúc tôi còn nhỏ đã nghe các cụ kể rằng nhà đất có từ lâu lắm rồi”.


Đặc trưng nhà sàn của dân tộc Kháng

Dân tộc Kháng còn có tên gọi khác là Xá Khao, Xá Xúa, Xá Đón, Xá Dâng, Xá Hộc, Xá Ái, Xá Bung, Quảng Lâm. Ngôi nhà đặc trưng của dân tộc Kháng là nhà sàn, mái lợp gianh, che chắn xung quanh nhà bằng các tấm liếp được đan bằng tre, luồng.


Nhà của người Mạ

Trải qua quá trình phát triển của dân tộc, cuộc sống người Mạ có nhiều đổi thay, mặc dù vậy người Mạ sinh sống ở nhiều địa phương vẫn duy trì được bản sắc văn hóa độc đáo trong ngôi nhà của mình.



Đề xuất