Kiên Giang đầu tư hơn 26.000 tỷ đồng cho hạ tầng nông nghiệp

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, giai đoạn 2015 - 2020, tỉnh huy động nhiều nguồn lực, với tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn hơn 26.000 tỷ đồng, đạt trên 33% so với nhu cầu vốn thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Kien Giang dau tu hon 26.000 ty dong cho ha tang nong nghiep hinh anh 1Thi công đập cừ Larsen trên kênh Rạch Giá - Hà Tiên tại xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) để ngăn mặn, giữ ngọt vùng Tứ giác Long Xuyên. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Nguyễn Văn Dũng cho biết, những năm qua tỉnh đã chủ động huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn theo hướng tăng đầu tư ngoài ngân sách nhà nước trong tổng đầu tư xã hội.

Tỉnh lồng ghép các nguồn vốn như: chương trình 30a, chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới… để đầu tư trọng điểm cho các dự án sản xuất nông nghiệp hàng hóa; đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đầu tư 19 dự án trọng điểm xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất trên địa bàn. Đến nay, các dự án đã triển khai gồm: hệ thống 27 cống thủy lợi đê biển An Biên - An Minh; hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng Vàm Răng - Ba Hòn (Hòn Đất); đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản xã Bình Trị (Kiên Lương); hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản Ô1 - An Biên, huyện An Biên; hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản Ô2 - An Minh, huyện An Minh.

Cũng giai đoạn này, tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp xã Vĩnh Phong (Vĩnh Thuận); khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp nâng cấp mở rộng Cảng cá Thổ Chu, xã Thổ Châu (Phú Quốc); khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp bến cá mũi Gành Dầu, xã Gành Dầu (Phú Quốc); khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa sông Cái Bé - Cái Lớn (Châu Thành); khôi phục và nâng cấp đê biển An Biên - An Minh; công trình kiểm soát mặn ven biển Tây trên địa bàn thành phố Rạch Giá và các huyện, Châu Thành, Kiên Lương…

Theo đó, nhiều dự án công trình đã hoàn thành, góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, việc đầu tư cơ sở hạ tầng này tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái, thích ứng với diễn biến của biến đổi khí hậu, sản xuất tập trung tạo ra vùng nguyên liệu hàng hóa lớn. Nhiều vùng thực hiện hiệu quả việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tiêu thụ sản phẩm… giúp nông dân nâng cao thu nhập.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và dân sinh. Diện mạo nông thôn thay đổi, khởi sắc, đời sống người dân vùng nông thôn được cải thiện, nâng lên.

Lê Huy Hải

Tin liên quan

Kiên Giang khuyến khích đầu tư phát triển nuôi biển

Giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Kiên Giang chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy nghề nuôi biển phát bền vững, hiệu quả theo hướng công nghiệp, hiện đại, góp phần tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân vùng biển đảo. Tỉnh sẽ thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển nuôi biển.


Kiên Giang: Nhân rộng mô hình sản xuất lúa theo cánh đồng lớn gắn với tiêu thụ

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, trong vụ Hè Thu và Thu Đông 2020 hiện nay, tỉnh xây dựng 66 cánh đồng lớn sản xuất lúa, tổng diện tích hơn 11.580 ha, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, nâng số cánh đồng lớn thực hiện năm 2020 là 100 cánh đồng, với tổng diện tích hơn 30.670 ha.


Tăng giá trị hồ tiêu theo hướng nông sản sạch ở huyện Giồng Riềng

Huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang có khí hậu phù hợp và nguồn nước ngọt dồi dào từ sông Cái Bé, rất thuận lợi cho hồ tiêu phát triển. Thời gian qua, các hợp tác xã trồng hồ tiêu ở Giồng Riềng đã và đang từng bước áp dụng quy trình sản xuất nông sản sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, giúp sản phẩm hồ tiêu vừa tăng năng suất, chất lượng ổn định, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.



Đề xuất