Kĩ thuật trồng ngô lai

Kĩ thuật trồng ngô lai
1. Làm đất

- Phải dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng vụ trước.

- Đất được cày phơi ải trước khi gieo 1 tháng. Khi đất có đủ độ ẩm để gieo hạt tiến hành phay đất tơi xốp.

2. Thời vụ

- Hè thu: Gieo vào tháng 4, 5.

- Thu đông: Gieo vào tháng 7, 8.

- Đông xuân: Gieo vào tháng 11, 12.

Trồng ngô vụ đông xuân cần lưu ý:

+ Sử dụng giống có thời gian sinh trưởng ngắn.

+ Bố trí thời vụ trồng sao cho thời kỳ trổ cờ, phun râu không gặp nhiệt độ cao, gió lớn.
 

+ Tưới nước vào buổi chiều mát và phòng trừ sâu hại.

Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức cho các tỉnh nghiên cứu, học tập mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô lai tại Phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định). Ảnh: Ly Kha – TTXVN
Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức cho các tỉnh nghiên cứu, học tập mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng ngô lai tại Phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn (tỉnh Bình Định). Ảnh: Ly Kha – TTXVN

3. Lượng hạt giống gieo

- Lượng giống gieo: 15kg/ha. Đông xuân gieo dày hơn 18kg/ha.

- Mỗi hốc gieo 1 hạt. Gieo khi đất đủ ẩm (thử bằng cách nắm đất rồi bỏ ra, đất không rời, tay vừa ướt), gieo sâu 3 – 4 cm, gieo xong lấp đất lại. Lưu ý:

+ Không sử dụng hạt giống sau khi thu hoạch làm giống cho vụ tiếp theo.

+ Hạt giống đã được xử lý thuốc nên không sử dụng làm thực phẩm hay thức ăn gia súc.

+ Phải  rửa sạch tay sau khi gieo hạt.

4. Mật độ - khoảng cách

- Lựa chọn mật độ trồng căn cứ vào loại giống, mùa vụ, điều kiện đất đai, điều kiện thâm canh. Giống dài ngày gieo thưa hơn giống ngắn ngày. Vụ đông xuân gieo dày hơn vụ hè thu. Đất tốt gieo thưa hơn đất xấu.

- Khoảng cách trồng:

+ Vụ hè thu, thu đông: 70cm x 25cm ứng với mật độ 57.000 cây/ha.  70cm x 20 cm ứng với mật độ 71.000 cây/ha.
 

+Vụ đông xuân: 65 cm x 20cm/cây ứng với mật độ 77.000cây/ha.

+ Trồng hàng kép: 100 cm x 30 cm x 2 hàng, cây cách cây 25-30 cm.

5. Bón phân -chăm sóc

5.1. Lượng phân bón

Loại đất: (Tính cho 01 ha)

+ Đất đỏ bazan : 10 tấn phân hữu cơ  hoặc 500 kg visinh; 300kg urê; 350kg Lân VĐ; KCL là 150 kg

+ Đất xám:10 tấn phân hữu cơ  hoặc 500 kg visinh; 350kg ure; 400 lân VĐ; và 180kg KCL

+ Đất đen:10 tấn phân hữu cơ  hoặc 500 kg visinh; 300 kg ure; 400 lân VĐ và 180 kg KCL

5.2. Thời kỳ và tỷ lệ bón phân


- Bón lót: 10 tấn phân chuồng (hoặc 500 kg phân vi sinh) + 100% phân lân. Nếu đất chua bón thêm vôi 500kg/ha.

- Bón thúc 1: Sau khi gieo 12 - 15 ngày: bón 20% Urê + 20% Kali.

- Bón thúc 2: Sau khi gieo 25 -30 ngày: bón 40% Urê+ 40% kali.

- Bón thúc 3: Khi cây ngô xoáy nõn: bón 40%  Urê + 40% kali.

Trong quá trình bón phân cần kết hợp với làm cỏ, xới xáo và vun gốc.

Lưu ý: Bón phân khi đất đủ ẩm, bón xong lấp đất lại. Bón phân theo 4 đúng.

5.3. Phun phân bón qua lá:

     + Khi cây ngô có 5 – 6 lá

     + Khi cây ngô có 8 – 10 lá

     + Khi cây ngô xoáy nõn.

Lưu ý: Phun vào buổi chiều mát hoặc sáng sớm. 

5.4. Dặm cây:


Ðể dự trữ 10% hạt giống sau đó ngâm ủ nứt nanh đem dặm những chỗ hạt không mọc. Hoặc gieo dự trữ một lượng hạt giống xung quanh bờ để bứng cây con đem trồng.

Lưu ý: Khi dặm đất phải đủ ẩm, dặm lúc cây được 1-2 lá, dặm vào chiều mát và bón vài hạt đạm bổ sung.

5.5. Tỉa cây:


Khi cây được 3, 4 lá tỉa những cây yếu, sâu bệnh, những chỗ cây mọc dày chỉ để một cây khỏe nhất theo đúng khoảng cách đã chọn.

5.6. Làm cỏ, xới đất, vun gốc:

- Sau khi gieo 15-30 ngày xới nhẹ, vun nhẹ, sạch cỏ dại. Trước khi cây ngô xoáy nõn vun cao, sạch cỏ.


- Quản lý cỏ dại bằng thuốc: Phun thuốc cỏ tiền nẩy mầm sau khi gieo 1-2 ngày và phun diệt cỏ  khi cây ngô được 30 ngày và 90 ngày sau khi gieo.

5.7. Tưới nước:

- Nẩy mầm – 3 lá: Tưới phun nước ít.

- Từ 4- 9 lá: Tưới tràn ngâm 12 giờ rút cạn không để đọng nước.

- Nhú cờ: Tưới tràn tuyệt đối không để đọng nước.

- Thụ phấn - chín: Tưới giảm lượng nước.

6. Phòng trừ sâu hại


- Trừ kiến, mối, sâu xám, sùng đất dùng Basudin 10H: 20kg thuốc/ha. Trộn với đất bột theo tỷ lệ 1/10 rắc xung quanh hạt không để thuốc dính vào hạt.

- Phòng trừ sâu hại ngô: Sâu xám, sâu đục thân, sâu đục trái, sâu ăn lá.

+ Luân canh với các loại cây trồng khác. Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây trồng vụ trước.

+ Gieo đúng thời vụ. Bảo vệ và lợi dụng ong ký sinh.

+ Dùng Basudin 10H rắc 3-4 hạt vào nõn ngô hoặc phun Vitako 40WG.

-Phòng trừ rệp hại ngô:

+Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, trồng đúng mật độ, làm thoáng ruộng ngô. Bảo vệ các loài thiên địch trên ruộng ngô. Dùng thuốc hoá học: Karate, confido, Regent

Nông dân xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi thu hoạch ngô lai. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Nông dân xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi thu hoạch ngô lai.
Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN

7. Phòng trừ bệnh hại

Bệnh gỉ sắt, khô vằn, đốm lá nhỏ, đốm lá lớn, đốm nâu, thối thân, sọc lá.


+Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn các tàn dư cây trồng vụ trước. Chọn giống kháng bệnh. Bón cân đối phân NPK và bón đúng cách. Chọn giống kháng bệnh. Khi cây bị bệnh hạn chế bón nhiều đạm, tăng cường bón kali. Sử dụng thuốc phòng trừ bệnh:

+Bệnh gỉ sắt, đốm lá, đốm nâu: Tilt Super 300EC, Anvil 5SC, Bayfidan, Amistar Top 325 SC....

+Bệnh khô vằn: Validacin, bóc lá bị bệnh đem đốt và rãi vôi 2 hàng giữa.

+Bệnh thối thân, bệnh sọc lá: Ridomil Gold 68WG...

8. Thu hoạch

- Thu hoạch khi ngô chín già ( râu khô, đen, bẹ ngô chuyển xanh sang màu vàng rơm).

- Thu hoạch khi trời nắng ráo. Không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị mốc.

Theo khuyennongdaklak.com.vn

Có thể bạn quan tâm