Khởi nghiệp thành công bằng mô hình trồng măng tây sạch

Từng tốt nghiệp Đại học Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, ra trường có việc làm ổn định, thế nhưng Võ Mạnh Tú (sinh năm 1996) lại quyết định gác lại sau lưng tất cả để về quê làm… nông nghiệp, khiến nhiều người hết sức ngỡ ngàng.

Khoi nghiep thanh cong bang mo hinh trong mang tay sach hinh anh 1Anh Võ Mạnh Tú đánh giá chất lượng măng tây sau thu hoạch. Ảnh: Lê Ngọc Phước-TTXVN

Sức trẻ của tuổi 24, Tú đã cho mọi người thấy, ước mơ khởi nghiệp không cần sớm hay muộn mà chỉ cần đúng thời điểm. Kể về quyết định từ bỏ công việc mà nhiều người mơ ước, Tú cho biết, em không muốn đánh đổi cả tuổi thanh xuân của mình ở văn phòng vì nhàm chán. Suy nghĩ đó đã đưa Tú về với vườn tược, ruộng đồng, làm chủ “cuộc chơi lớn” đầy thử thách.

Năm 2019, Tú và 4 hộ dân khác được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho thuê đất bãi bồi ven sông có thời hạn với mức giá ưu đãi, đồng thời hỗ trợ vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để thực hiện mô hình trồng cây măng tây. Nguồn vốn ấy được trích từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình nông thôn mới nhằm giúp một số hộ chuyển đổi nghề nghiệp, hướng tới việc xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công theo chủ trương của tỉnh. Như “cá gặp nước”, Tú mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này, xem đó là cơ hội để khẳng định năng lực bản thân và xa hơn là hoàn thành tâm nguyện làm giàu trên chính mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.

Sau thời gian ngắn trồng cây măng tây, các hộ dân khác đã phải từ bỏ khi liên tục thất bại, thậm chí thua lỗ vì thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc giống cây mới mẻ này. Nguyên nhân là do họ quá lạm dụng thuốc hóa học trong việc điều trị bệnh khiến cây rụi dần. Nhiều mô hình tương tự ở các huyện Mộ Đức, Sơn Hà cũng rơi vào cảnh “chết yểu”. Đối mặt nguy cơ đó, để trụ vững, Tú đã tự mày mò trên mạng, nghiên cứu, sáng chế ra các loại thuốc hữu cơ đặc trị làm từ các sản phẩm tự nhiên sẵn có, thân thiện với môi trường nhằm cứu 1 ha măng tây với 14.000 gốc.

Tú bắt đầu phân tích, sàng lọc các vi chất có trong ớt, tỏi, sả, gừng, vỏ bưởi, xương cá, xương bò, đậu nành, chuối, lá chùm ngây… rồi trộn lại với nhau, đem ủ lên men và dùng hỗn hợp đó pha loãng tưới cho cây măng tây. Nhờ vậy, cây kháng được nhiều loại sâu bệnh, phát triển xanh tốt. Ban đầu, nhiều người không tin tưởng cách làm này. Nhiều nhân công còn phản đối việc ủ đậu nành vì sợ gây mùi khó chịu khiến họ không thể tập trung làm việc. Tuy nhiên, mẻ đậu nành đầu tiên ra lò có mùi thơm hệt như men rượu khiến mọi người thay đổi.

Khoi nghiep thanh cong bang mo hinh trong mang tay sach hinh anh 2Anh Võ Mạnh Tú phân loại măng tây trước khi xuất bán. Ảnh: Lê Ngọc Phước-TTXVN

Suy nghĩ khác biệt đã giúp Tú ngày một thành công. Vườn măng tây liên tục cho thu hoạch, với năng suất vượt trội. Nhiều thương lái nghe tiếng đã đến tận vườn ngỏ ý thu mua, nhờ đó sản phẩm không lo “bí” đầu ra và thoát khỏi “vỏ bọc” bao tiêu. Một số thương lái khó tính còn muốn kiểm chứng chất lượng măng tây có thật sự “sạch” như mình quảng bá. Nhưng khi khách ra tận vườn, nhìn Tú tự tay ngắt một thân măng ăn ngay trước mặt là tin tưởng, chẳng cần giải thích gì thêm, Tú chia sẻ.

Để đảm bảo lượng hàng cung cấp cho người tiêu dùng, Tú thu hoạch theo hình thức xen kẽ, bình quân khoảng 30 kg/ngày. Mỗi năm chỉ thu hoạch tầm 6 tháng, thời gian còn lại cho cây nghỉ “dưỡng sức”, tiếp tục đẻ nhánh thay thân mẹ để khỏi phải đầu tư lại giống. Sản phẩm loại 1 (thân to, đều, đẹp) được bán với giá 110.000 đồng/kg, chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng, khu chung cư. Sản phẩm loại 2 (hàng xô) được bán với giá từ 70.000-80.000 đồng/kg, tập trung vào nhóm tiêu dùng bình dân.

Hiện tại, bên cạnh tiêu thụ trong tỉnh, phần lớn mặt hàng này được xuất tới thị trường tiềm năng là Đà Nẵng. Chị Trần Thị Hoa, thành phố Quảng Ngãi, cho hay chị thường xuyên sử dụng măng tây hữu cơ của Võ Mạnh Tú vì sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe.

Mô hình đem lại cho Tú thu nhập ổn định trên dưới 60 triệu đồng/tháng và hơn 500 triệu đồng/năm. So với các giống cây trồng khác, hiệu quả kinh tế từ mô hình này cao gấp nhiều lần và giúp giải quyết việc làm cho nhiều lao động với mức lương 6,5 triệu đồng/tháng. Hiện tại, Tú và nhiều hộ trồng măng tây khác trong tỉnh đã liên kết, chia sẻ với nhau cách thức mới mẻ này nhằm mở rộng vùng chuyên canh măng tây theo hướng hữu cơ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Ông Võ Công Thành, Chủ tịch UBND xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, cho hay mô hình trồng măng tây hữu cơ của Tú đã mở ra hướng đi mới hiệu quả tại địa phương, lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, nhất là thế hệ thanh niên để ngày càng có nhiều hơn những “gương sáng” làm kinh tế giỏi; đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương.

Bà Phan Thị Cẩm Vân, Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi, đánh giá mô hình trồng măng tây đã được triển khai khá phổ biến trong tỉnh. Tuy nhiên, cách trồng măng tây theo hướng hữu cơ như mô hình của Tú còn rất ít. Mô hình này vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu tự nhiên vừa đảm bảo chất lượng, độ an toàn cao. Võ Mạnh Tú đã xây dựng được kênh phân phối bán hàng và có dự định mở rộng quy mô sản xuất.

Lê Ngọc Phước

Tin liên quan

Ông Hùng Ky làm giàu, phủ xanh vùng đất “cát bay, cát nhảy” bằng mô hình trồng măng tây xanh

Xuất thân và lập gia đình trên vùng đất cát nghèo khó ở xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), từ một nông dân chân đất thực thụ nhưng nhờ chịu khó học hỏi, chí thú làm ăn, biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên vùng đất "cát bay, cát nhảy" trước đây của An Hải đã được ông phủ xanh bởi loại cây trồng đặc thù, có giá trị kinh tế cao.


Ninh Thuận trồng măng tây xanh trên đất cát

Dễ trồng, chịu hạn tốt, vốn đầu tư thấp, thời gian thu hoạch từ 7 - 8 năm, giá bán ổn định từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, măng tây xanh đang là cây “đổi đời” cho nhiều hộ đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận.


Anh Hoàng Anh Tuấn làm giàu từ trồng măng tây

Với tinh thần của tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm, anh Hoàng Anh Tuấn (sinh năm 1984), tổ 13, phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang (Tuyên Quang) đã mạnh dạn chọn măng tây là cây trồng để phát triển kinh tế gia đình. Anh là người trồng măng tây đầu tiên ở thành phố Tuyên Quang. Với giá thành cao, trung bình 70.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình anh Tuấn thu về trên 600 triệu đồng từ trồng măng tây.


Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây măng tây

Măng tây thường được sử dụng như một món ăn đơn thuần nhưng có hàm lưỡng dinh dưỡng cao và và có nhiều dược tính. Vậy măng tây có lợi như thế nào đối với sức khỏe của con người.


Trồng măng tây xanh cho thu nhập cao

Măng tây xanh được đưa về trồng ở tỉnh Ninh Thuận từ vài năm trở lại đây đã cho thấy khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu khô hạn, cho năng suất cao và giá cả ổn định, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân. Nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ loại cây được mệnh danh là “vua” của các loại rau xanh này.


Hướng dẫn cách trồng và chăm bón măng tây

Măng tây được mệnh danh là 'Hoàng đế dinh dưỡng' của các loại rau củ, loại cây này chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng với nhiều loại vitamin, axit amin, các loại khoáng chất, sắt giúp bổ máu, canxi giúp chắc xương, kẽm, chất xơ, chất đạm.... rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là giảm nguy cơ ung thư, bảo vệ tim mạch, có lợi cho đường ruột, giúp đẹp da.... Đặc biệt, măng tây rất tốt cho phụ nữ mang thai và cả trẻ nhỏ. Măng tây được bán trên thị trường với giá cả khá là đắt đỏ, tuy nhiên nó cũng mang lại giá trị tương xứng.



Đề xuất