“Khau cút” trong đời sống đồng bào Thái đen vùng Tây bắc

“Khau cút” trong đời sống đồng bào Thái đen vùng Tây bắc
Nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Ảnh: Phan Tuấn Anh
Nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Ảnh: Phan Tuấn Anh

Không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà, “Khau cút” còn chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc về tâm hồn, tính cách, tập quán sản xuất, sinh hoạt và khái quát cả cội nguồn văn hóa của người Thái. “Khau cút” gồm 4 thanh gỗ dẹt hình chữ nhật đục thủng ở giữa, cứ chập 2 thanh vào nhau là thành một cặp. Điểm khác nhau để phân biệt giữa các loại “Khau cút” là cách trang trí phần ngọn của những cặp thanh này. “Khau cút” có 3 loại chính, từng loại thể hiện sự giàu có, vị thế xã hội của chủ ngôi nhà.

Biểu tượng “Khau cút” để phân biệt nhà sàn của người Thái đen với nhà sàn của người Thái trắng và các dân tộc khác. Ảnh: Phan Tuấn Anh Biểu tượng "Khau cút" trên nóc nhà của người Thái đen ở bản Phiêng Lơi, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên)
Biểu tượng “Khau cút” để phân biệt nhà sàn của người Thái đen với nhà sàn của người Thái trắng và các dân tộc khác. Ảnh: Phan Tuấn Anh
 
Biểu tượng “Khau cút” để phân biệt nhà sàn của người Thái đen với nhà sàn của người Thái trắng và các dân tộc khác. Ảnh: Phan Tuấn Anh Biểu tượng "Khau cút" trên nóc nhà của người Thái đen ở bản Phiêng Lơi, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên)
Biểu tượng "Khau cút" trên nóc nhà của người Thái đen ở bản Phiêng Lơi, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) 

Ngày nay, sự hòa đồng về lối sống, ảnh hưởng qua lại về phong tục, tập quán… khiến nhiều nét văn hóa cổ truyền đang bị mai một. Chính vì vậy, rất cần gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, trong đó có biểu tượng “Khau cút” của người Thái đen vùng Tây Bắc.
 
Phan Tuấn Anh
DTMN

Có thể bạn quan tâm