Khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi quy định về thu, quản lý học phí

Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo 352/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Chỉ thị về việc đẩy mạnh tự chủ đại học ở Việt Nam.

Khan truong trinh Chinh phu ban hanh Nghi dinh sua doi quy dinh ve thu, quan ly hoc phi hinh anh 1Các nhà quản lý, nhà khoa học trao đổi tại hội thảo về tự chủ đại học được tổ chức hồi tháng 4/2023. Ảnh: giaoducthoidai.vn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thiện Đề án tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2023; báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh tự chủ đại học ở Việt Nam vào thời điểm phù hợp sau khi Đề án này được ban hành.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại cuộc họp, khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo để có hiệu lực thi hành trước thời điểm bắt đầu năm học mới 2023 - 2024.

TTXVN

Tin liên quan

Tự chủ đại học: Tăng học phí là cần thiết nhưng cần có cơ chế giảm gánh nặng cho người học

Từ năm học 2022-2023, học phí của các cơ sở giáo dục đại học sẽ được điều chỉnh theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Do vậy, nhiều trường đại học trên cả nước đã thông báo mức học phí mới. Trong đó, một số trường tính toán mức tăng vừa phải để chia sẻ với người học, nhưng có những lĩnh vực, học phí sẽ tăng gấp hơn 1,5-2 lần so với năm học trước.



Đề xuất