Khai thác lợi thế tiềm năng Ba Vì để xây dựng nông thôn mới nâng cao

Ngày 30/9, huyện Ba Vì (Hà Nội) tổ chức Lễ công bố, đón nhận: huyện đạt chuẩn nông thôn mới, Huân chương Lao động hạng Ba và kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (26/7/1968 - 26/7/2023).

Dự lễ có các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 04 của Thành ủy Hà Nội; Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Khai thac loi the tiem nang Ba Vi de xay dung nong thon moi nang cao hinh anh 1Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến trao chứng nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho lãnh đạo huyện Ba Vì. Ảnh: Mạnh Khánh - TTXVN

Tại buổi Lễ, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, tính đến nay, Ba Vì đã được 55 năm ngày thành lập, dấu mốc được tính theo Quyết định số 120 ngày 26/7/1968 của Hội đồng Chính phủ sau khi sáp nhập 3 huyện: Quảng Oai, Bất Bạt, Tùng Thiện thuộc tỉnh Hà Tây.

Về Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, huyện Ba Vì đạt nhiều thành tựu nổi bật: kinh tế giai đoạn 2011-2015 tăng 5,9%; giai đoạn 2016-2020 tăng 9,8%/năm.

Ba Vì từ chỗ khó khăn, nay đã có cơ sở hạ tầng ngày một khang trang, đồng bộ. Trong 10 năm qua, huyện bố trí và huy động vốn thực hiện đầu tư nông thôn mới với gần 10.000 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp hơn 1.000km đường giao thông, 400km rãnh thoát nước ở khu dân cư; cải tạo, xây mới 230km kênh mương; xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa 110 trường học, 30/30 xã có hội trường; 208/208 thôn có nhà văn hóa; 28 chợ; 30/30 trạm y tế xã... Toàn huyện có 138 sản phẩm được công nhận OCOP. Ngày 13/ 9/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận huyện Ba Vì đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó có nhiều xã đạt nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Theo Chủ tịch UBND huyện Ba Vì, giai từ nay đến năm 2025, huyện đang dồn lực để đưa 13 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 3 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu; kết hợp thực hiện các chương trình mục tiêu dành cho khu vực miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện định hướng ứng dụng công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp xanh; đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn dựa trên lợi thế vốn có của địa phương.

So với các quận nội thành Hà Nội, thu nhập đầu người tại Ba Vì còn khiêm tốn, năm 2022 đạt 55,6 triệu đồng/người/năm. Đời sống tinh thần của người dân đã được cải thiện nhưng chưa phong phú; công tác chăm lo, phát triển sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo; đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường bảo vệ môi trường khu vực nông thôn của huyện cần được quan tâm đầu tư hơn nữa trong thời gian tới để đáp ứng tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Khai thac loi the tiem nang Ba Vi de xay dung nong thon moi nang cao hinh anh 2Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước tặng huyện Ba Vì. Ảnh: Mạnh Khánh - TTXVN

Phát biểu ghi nhận, gợi mở, định hướng một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội cho biết, thành phố sẽ đầu tư trục Hồ Tây - Ba Vì theo định hướng Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngoài việc giảm ùn tắc giao thông, tạo chuỗi đô thị xanh, hiện đại dọc 2 bên tuyến đường, kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh, tuyến đường trên sẽ là tiền đề quan trọng để Ba Vì phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao, huyện Ba Vì cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt và xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương, thành phố và huyện; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng và bảo vệ rừng, môi trường, xanh sạch; quan tâm thực hiện mục tiêu: nông nghiệp sinh thái - nông thôn hiện đại - nông dân văn minh.

Dù đời sống kinh tế của Ba Vì còn nhiều khó khăn nhưng huyện đã đặc biệt quan tâm đến chất lượng dạy và học. Năm 2022, huyện xếp thứ 16/30 quận, huyện của của thành phố Hà Nội về chất lượng giáo dục. Để phát huy những thành tựu trên, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội gợi mở, thời gian tới, huyện xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập; tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế; làm tốt công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội; tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, chăm lo ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần, bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Tại buổi Lễ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã trao Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Ba Vì.

Mạnh Khánh

Tin liên quan

Tập huấn chăn nuôi gà thịt bản địa cho nông dân huyện Ba Vì

Nhằm trang bị thêm cho bà con về kiến thức về chăn nuôi, đặc biệt là nuôi gà theo hướng an toàn sinh học hữu cơ, vừa qua, Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam - Trung tâm nghiên cứu chuyển giao và dịch vụ công nghệ sinh học hữu cơ đã phối hợp với Hội Nông dân huyện Ba Vì (Hà Nội) tổ chức tập huấn xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt bản địa theo hướng hữu cơ và chứng nhận OCOP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho 40 học viên thuộc các xã Đông Quang, Chu Minh, Cẩm Lĩnh, Sơn Đà, Tòng Bạt và Thụy An.


Ba Vì thúc đẩy nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn

Huyện Ba Vì (Hà Nội) hiện có khoảng 1.900ha ao, hồ mặt nước cho phát triển nuôi trồng thủy sản, tập trung tại các xã Cổ Đô, Vạn Thắng, Đồng Thái, Phú Châu, thị trấn Tây Đằng và các xã ven sông Tích. Thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo mô hình khép kín, đầu tư công nghệ cao, không sử dụng kháng sinh nên đầu ra ổn định, hiệu quả kinh tế đạt cao hơn so với nuôi theo phương pháp truyền thống…


Ba Vì phát huy lợi thế, khai thác thế mạnh sản phẩm OCOP

Ba Vì là huyện miền núi có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội. Những năm qua, huyện đã khai thác thế mạnh địa phương, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt, nuôi trồng thủy sản, tạo ra nhiều sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân…


Ba Vì nâng cao đời sống tinh thần đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Ba Vì (Hà Nội) có 7 xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó chiếm tỷ lệ lớn ở các xã: Minh Quang, Yên Bài, Ba Trại, Ba Vì, Vân Hòa, Khánh Thượng, Tản Lĩnh. Trong huyện có hai dân tộc thiểu số chính là đồng bào các dân tộc Mường, Dao với những nét văn hóa, phong tục, tập quán đặc sắc riêng.



Đề xuất