Khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh trong 2 tháng rưỡi

Khắc phục sự cố sập cầu Ghềnh trong 2 tháng rưỡi

Theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, để khắc phục sự cố, ngành Đường sắt phải tổ chức lại sản xuất, kế hoạch vận tải. Cục Đường thủy Nội địa Việt Nam chịu trách nhiệm là đầu mối về công tác trục vớt, thanh thải chướng ngại vật trên sông. Trong đó, phải tìm các đơn vị trục vớt cứu hộ giỏi nhất ở khu vực phía Nam, phải khảo sát, đưa ra phương án khắc phục trong thời gian sớm nhất (chậm nhất là 1 - 2 ngày để trình Bộ GTVT quyết định)…

Công tác cứu hộ cứu nạn vẫn đang được gấp rút triển khai ở khu vực hiện trường. Ảnh: Mạnh Linh
Công tác cứu hộ cứu nạn vẫn đang được gấp rút triển khai ở
khu vực hiện trường. Ảnh: Mạnh Linh

“Việc khắc phục sự cố là rất cấp thiết nên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải chỉ định đầu mối xử lý vụ việc này cụ thể, người chỉ đạo phải chịu trách nhiệm chính về các phương án xử lý, thậm chí, không phải đợi xin ý kiến cấp trên để tránh lãng phí thời gian. Hàng ngày, Ban chỉ đạo khắc phục sự cố sập cầu Gềnh sẽ họp giao ban và Tổng công ty Đường sắt phải báo cáo tình hình cụ thể. Bên cạnh đó, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đề xuất cơ sở phương án đảm bảo đường thủy trong thời gian chờ khắc phục sự cố. Ngoài ra, Viện Khoa học Công nghệ (Bộ GTVT) kiểm định hai dầm, hai trụ còn lại và nếu cần thiết thì kiểm luôn mố cầu. Dù có thay thế cầu mới cũng phải có kiểm định”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết.

Tại cuộc họp, Bộ GTVT xây dựng 3 phương án khắc phục cầu Ghềnh, gồm: Khôi phục, nâng cấp và làm mới hoàn toàn. Trong đó, thời gian là yếu tố số đặt ra hàng đầu để đưa cầu vào khai thác sớm nhất có thể. Do đó, các cơ quan liên quan phải huy động tổng lực để rút ngắn thời gian khắc phục sự cố.

Theo Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, cả nước hiện có 427 cầu nằm trên các tuyến vận tải đường thủy nội địa, trong đó có 125 cầu tĩnh không không đảm bảo chạy tàu (theo đề án “Cải thiện tĩnh không cầu, đảm bảo đường thủy nội địa của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam năm 2015); 64 cầu ưu tiên nâng cấp; 5 cầu thuộc diện đặc biết phải nâng cấp, gồm: cầu Long Biên, cầu Đuống (Hà Nội) cầu Chui (Hải Phòng), cầu Ghềnh (Đồng Nai) và cầu Bình Lợi (TP Hồ Chí Minh).

Có thể bạn quan tâm