Huyền thoại về "Con đường Hạnh Phúc" trên cao nguyên đá Hà Giang

Từ trước những năm 60 của thế kỷ 20, Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - một vùng núi non hùng vĩ bạt ngàn đá núi trải dài qua 4 huyện Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn - Mèo Vạc chỉ có con đường mòn thấm đất và đá. Phía sau cổng trời, hơn 8 vạn đồng bào phải chịu cảnh nghèo đói lạc hậu, sống tách biệt với bên ngoài.

Năm 1959, Đảng, Nhà nước huy động lực lượng thanh niên xung phong mở một con đường dài 184 km từ thị xã Hà Giang lên Đồng Văn qua đỉnh Mã Pì Lèng sang Mèo Vạc, được đặt tên là "Con đường Hạnh Phúc".

Huyen thoai ve "Con duong Hanh Phuc" tren cao nguyen da Ha Giang hinh anh 1Dốc chín khoanh nằm trên Quốc lộ 4C hay "Con đường Hạnh Phúc". Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Huyen thoai ve "Con duong Hanh Phuc" tren cao nguyen da Ha Giang hinh anh 2Huy hiệu - kỷ vật của các cựu thanh niên xung phong tỉnh Hà Giang tham gia mở "Con đường Hạnh Phúc". Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Huyen thoai ve "Con duong Hanh Phuc" tren cao nguyen da Ha Giang hinh anh 3Cựu thanh niên xung phong tỉnh Hà Giang ôn lại kỷ niệm tham gia mở "Con đường Hạnh Phúc" năm xưa. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Huyen thoai ve "Con duong Hanh Phuc" tren cao nguyen da Ha Giang hinh anh 4Cựu thanh niên xung phong tỉnh Hà Giang ôn lại kỷ niệm tham gia mở "Con đường Hạnh Phúc" năm xưa. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Huyen thoai ve "Con duong Hanh Phuc" tren cao nguyen da Ha Giang hinh anh 5Quốc lộ 4C - "Con đường Hạnh Phúc" đoạn qua huyện Mèo Vạc. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Huyen thoai ve "Con duong Hanh Phuc" tren cao nguyen da Ha Giang hinh anh 6"Con đường Hạnh Phúc" đoạn qua Mã Pì Lèng. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Huyen thoai ve "Con duong Hanh Phuc" tren cao nguyen da Ha Giang hinh anh 7"Con đường Hạnh Phúc" đoạn đi qua Mã Pì Lèng. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Huyen thoai ve "Con duong Hanh Phuc" tren cao nguyen da Ha Giang hinh anh 8Quốc lộ 4C - "Con đường Hạnh Phúc", đoạn đi qua huyện Mèo Vạc. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Huyen thoai ve "Con duong Hanh Phuc" tren cao nguyen da Ha Giang hinh anh 9Quốc lộ 4C - "Con đường Hạnh Phúc", đoạn đi qua huyện Mèo Vạc. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Huyen thoai ve "Con duong Hanh Phuc" tren cao nguyen da Ha Giang hinh anh 10Bên cạnh "Con đường Hạnh Phúc", nhiều cơ quan, đơn vị, nhà dân đã được xây dựng, đem đến diện mạo mới cho người dân sinh sống trên cao nguyên đá Đồng Văn. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Huyen thoai ve "Con duong Hanh Phuc" tren cao nguyen da Ha Giang hinh anh 11Dốc Thẩm Mã nằm trên Quốc lộ 4C - "Con đường Hạnh Phúc". Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Huyen thoai ve "Con duong Hanh Phuc" tren cao nguyen da Ha Giang hinh anh 12Quốc lộ 4C đi qua Phố Cáo, Đồng Văn. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Huyen thoai ve "Con duong Hanh Phuc" tren cao nguyen da Ha Giang hinh anh 13Quốc lộ 4C - "Con đường Hạnh Phúc", đoạn đi qua huyện Đồng Văn. Ảnh: Nam Thái - TTXVN  

Nam Thái

Tin liên quan

Bài học đoàn kết từ con đường mang tên Hạnh Phúc

Bắt đầu từ thành phố Hà Giang đi qua 4 huyện gồm Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, con đường Hạnh Phúc nhiều năm qua đã đem lại hạnh phúc thực sự cho đồng bào các dân tộc nơi vùng cao biên giới tỉnh Hà Giang.


Bài học đoàn kết từ con đường mang tên Hạnh phúc ở Hà Giang

Là tỉnh miền núi, biên giới nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Hà Giang có cột cờ Quốc gia Lũng Cú, có Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Ai đến Hà Giang, đến thăm cột cờ Quốc gia Lũng Cú, nhất định phải đi dọc Quốc lộ 4C, con đường huyền thoại đẹp như mơ đầy chất bi hùng và lãng mạn với những địa danh đã đi vào lòng dường như: Cổng trời Quản Bạ, núi Cô tiên (núi Đôi), dốc Pắc Xum, đèo Thẩm Mã. Đặc biệt là Mã Pì Lèng được mệnh danh là “đệ nhất kỳ quan”, là một trong tứ đại đỉnh đèo của miền núi phía Bắc nước ta, là điểm đến vô cùng hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước.


Con đường Hạnh Phúc – Con đường dẫn đến miền di sản Cao nguyên đá Đồng Văn

Con đường Hạnh Phúc, thuộc Quốc lộ 4C đoạn từ thành phố Hà Giang đi 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh Hà Giang là các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc với chiều dài gần 200 km. Tuyến đường được khởi công vào ngày 10/9/1959, đến đích huyện Mèo Vạc vào ngày 20/3/1965. Sau 6 năm thi công với hơn 2 triệu ngày công, 14 thanh niên xung phong đã phải vĩnh viễn nằm lại “miền đá lạnh”.


50 năm “Con đường Hạnh Phúc” ở vùng địa đầu cực Bắc của Tổ quốc

Cách đây 56 năm, ngày 10/9/1959, sau 5 năm kể từ khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, con đường Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc được khởi công với sự tham gia của hàng vạn thanh niên xung phong và đồng bào các dân tộc thiểu số 8 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và hai tỉnh Hải Dương, Nam Định. 



Đề xuất