Hướng đi mới cho cây hồ tiêu Gia Lai

Để phát triển bền vững cho cây hồ tiêu, những năm gần đây, tỉnh Gia Lai đã và đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt hướng đến phát triển diện tích hồ tiêu sạch và an toàn...

 

Huong di moi cho cay ho tieu Gia Lai hinh anh 1
Cán bộ nông nghiệp huyện Chư Sê hướng dẫn đồng bào dân tộc ở xã Ia Tiêm phương pháp chăm sóc hồ tiêu sạch. Ảnh:  Hồng Điệp

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Gia Lai, vào thời kỳ cao điểm, tổng diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh đạt hơn 16.000 ha. Việc phát triển ồ ạt không định hướng đã khiến hàng nghìn hộ dân lao đao vì dịch bệnh, giá tiêu xuống thấp... Để tìm hướng đi phù hợp cho cây hồ tiêu, Gia Lai xác định phát triển theo hướng chăm sóc, bón phân hữu cơ vi sinh mới cho hiệu quả an toàn, bền vững, đồng thời đảm bảo được sức khỏe, môi trường sống của cả người sản xuất. Tỉnh cũng khuyến khích nông dân tham gia vào hợp tác xã (HTX), tổ liên kết (TLK) hướng đến sản xuất sản phẩm hồ tiêu sạch và bền vững.

Huong di moi cho cay ho tieu Gia Lai hinh anh 2
Ươm cây hồ tiêu giống tại Công ty Olam ở xã Ia Le, huyện Chư Pưh. Ảnh: Đức Thụy
 
Huong di moi cho cay ho tieu Gia Lai hinh anh 3
Chăm sóc hồ tiêu theo hướng hữu cơ, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: Đức Thụy
 
Huong di moi cho cay ho tieu Gia Lai hinh anh 4
Sử dụng phân hữu cơ vi sinh, hệ thống tưới tiết kiệm, có lưới che nắng vào mùa khô giúp vườn cà phê đảm bảo chất lượng. Ảnh: Hồng Điệp

Đến nay, nhiều HTX, TLK đã được thành lập trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong đó có TLK sản xuất, kinh doanh tiêu sạch, bền vững xã Nam Yang (huyện Đắk Đoa). Theo anh Ngô Văn Tiên, Tổ trưởng TLK cho biết: TLK sản xuất, kinh doanh tiêu sạch, bền vững xã Nam Yang hiện có 70 người, đang chăm sóc 30 ha tiêu sạch đã được cấp chứng nhận VietGAP. Cây hồ tiêu ở đây được chăm sóc theo hướng hữu cơ, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và màn che nắng nên vườn tiêu luôn xanh tốt, cho nhiều quả. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng tiêu đúng màu sắc, mùi vị, TLK còn quan tâm đến khâu sơ chế, bảo quản. Nhờ vậy, số lượng tiêu sạch của TLK không đủ cung cấp cho thị trường.

Huong di moi cho cay ho tieu Gia Lai hinh anh 5
Tỉnh Gia Lai khuyến khích nông dân thành lập hợp tác xã, tổ liên kết hướng đến sản xuất sản phẩm hồ tiêu sạch và bền vững. Ảnh: Đức Thụy
 
Huong di moi cho cay ho tieu Gia Lai hinh anh 6
Phơi hồ tiêu sau thu hoạch ở xã Chư Pông, huyện Chư Sê. Ảnh: Đức Thụy
 
Huong di moi cho cay ho tieu Gia Lai hinh anh 7
Anh Trần Quang Sơn ở thôn 1, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa đã nghiên cứu và sáng chế thành công máy sấy hồ tiêu sạch bằng tia hồng ngoại. Ảnh: Hồng Điệp

Do bảo đảm tiêu chí sạch từ khâu trồng đến khâu sơ chế nên giá thành sản phẩm tiêu thương hiệu Tiêu sạch Nam Yang luôn ở mức từ 300.000 - 350.000 đồng/kg (giá thị trường 40.000 - 45.000 đồng/kg). Ông Trịnh Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm khuyến nông tỉnh Gia Lai đánh giá: Dù mới triển khai được một năm nhưng TLK sản xuất, kinh doanh tiêu sạch, bền vững xã Nam Yang là một mô hình cần nhân rộng. Trung tâm cũng khuyến cáo bà con nông dân nên hướng đến mô hình trồng trọt sử dụng phân hữu cơ vi sinh, hệ thống tưới tiết kiệm, có lưới che nắng vào mùa khô và hệ thống thoát nước mùa mưa để vườn cây bảo đảm chất lượng.
 
Hồng Điệp – Đức Thụy

Tin liên quan

Gia Lai giúp nông dân trồng hồ tiêu vượt khó khăn

Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai, chỉ trong thời gian hơn 2 năm (từ năm 2016 đến nay), toàn tỉnh có hơn 620 ha tiêu bị chết, tập trung chủ yếu ở thủ phủ hồ tiêu Chư Sê, Chư Pưh. Thêm vào đó, giá các mặt hàng hồ tiêu trên thị trường đang giảm sâu kỷ lục khiến hàng ngàn  hộ trồng tiêu lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần. Để tháo gỡ khó khăn cho người trồng tiêu, tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các địa phương phối hợp với các ngành chức năng tích cực vào cuộc, triển khai các giải pháp cụ thể để người nông dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. 


Gia Lai liên kết hướng đến sản xuất hồ tiêu sạch

Hiện tại, hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang gặp khó khăn vì giá xuống thấp cộng với tình hình dịch bệnh, hạn hán gây mất mùa khiến người dân lao đao. Trước thực trạng này, nông dân trồng hồ tiêu tại một số địa phương của tỉnh đã liên kết, tự tìm lối thoát bằng cách thành lập các hợp tác xã, tổ liên kết hướng đến sản xuất sản phẩm hồ tiêu sạch và bền vững.


Các tỉnh Tây Nguyên vẫn phát triển tự phát cây hồ tiêu

Hiện nay, mặc dù giá hồ tiêu xuống thấp, chỉ còn 61.000 đến 62.000 đồng/kg nhưng đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên , chủ yếu là Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai… vẫn tiếp tục tự phát mở rộng diện tích cây hồ tiêu. Chỉ riêng trong năm 2017, đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng đã trồng mới thêm trên 16.207 ha; trong đó, Đắk Lắk là địa phương có diện tích tiêu trồng mới nhiều nhất với trên 5.500 ha.



Đề xuất