Vùng núi Nưa thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay vẫn còn lưu truyền câu chuyện về Bà Triệu sáng chế ra loại bánh răng bừa, bánh nhãn làm lương thực cho quân sỹ chống giặc Ngô xâm lăng. Từ truyền thuyết đó, như đã thành lệ, bánh răng bừa, bánh nhãn là loại bánh không thể thiếu trong các dịp hội làng, lễ Tết đối với cư dân canh tác lúa nước dọc bờ sông Mã.
![]() |
Mâm bánh răng bừa, bánh nhãn đã hoàn thành trong Hội thi dâng lên Thành hoàng làng. |
![]() |
Bánh răng bừa làm từ hạt gạo thơm ngon đem xay với nước rồi đun sao cho kết dính có thể quấn trên lá chuối. |
Bánh trông rất đẹp nhưng lại gọi tên là răng bừa để ví như cái răng trong lưỡi bừa của người nông dân. Nghe cái tên đã thấy toát lên sự chân chất, giản dị mà thắm tình thôn quê. Làm bánh răng bừa không phức tạp nhưng cũng chẳng đơn giản. Nó đòi hỏi ở người làm một sự kiên trì, khéo léo và cả kinh nghiệm.
![]() |
Bánh được gói trong lá chuối có chiều dài khoảng 50 cm, chiều ngang khoảng 20 cm. |
![]() |
Cuộn bánh là quá trình quan trọng nhất trong quá trình làm bánh răng bừa. Nếu cuộn lỏng tay thì bánh sẽ bị nhão, cuộn chặt thì bánh sẽ bị nhão không có độ dẻo. |
![]() |
Trong hội thi các thánh viên trong đội được quy định các nhiệm vụ khác nhau. Người thì tra bột vào lá, người thì chêm nhân bánh và những người khéo tay nhất được đảm nhiệm cuốn bánh. |
![]() |
Khi luộc bánh, người ta thường xếp đứng bánh trong nồi để trong quá trình luộc bánh không bị biến dạng và chín không đều. |
![]() |
Sau khi luộc, bánh răng bừa phải đạt đến độ dẻo có thể cuộn tròn. |
![]() |
Mâm bánh răng bừa được trang trí cầu kỳ, bắt mắt. |
![]() |
Bánh nhãn được làm từ bột gạo nếp trộn với vỏ quả bưởi nướng khô. Sau đó được nặn thành những viên bi nhỏ đem rán. |
![]() |
Mâm bánh nhãn được dân làng Yên Ninh hoàn thiện để dâng cúng Thành hoàng làng. |
Hội thi làm bánh thường được tổ chức giữa các làng, các xã với nhau. Đơn cử như ở xã Yên Ninh, huyện Yên Định, hội thường được tổ chức vào ngày tế lễ của làng để tưởng nhớ công lao của vị tướng Trịnh Thiên Bảo (TK X) đã có công đánh thắng giặc phương Nam giữ yên bờ cõi. Người dân trong xã Yên Ninh tuyển chọn những cô gái hay lam, hay làm, khéo tay để tập hợp thành đội thi ở sân đình. Những mâm bánh răng bừa, bánh nhãn nào thơm ngon nhất, được các già làng chấm điểm cao nhất sẽ được dâng lên Thành hoàng cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân dân sống yên vui, đầm ấm./.
![]() |
Toàn cảnh hội thi làm bánh răng bừa, bánh nhãn ở xã Yên Ninh, huyện Yên Định. |
![]() |
Theo quan niệm của người dân xứ Thanh, mâm bánh nhãn, bánh răng bừa dâng lên Thành hoàng làng, tổ tiên trong ngày Xuân thể hiện khát vọng no ấm của cư dân nông nghiệp lúa nước. |