Hội thảo “Kiểm soát sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long – thách thức và giải pháp”

Hội thảo “Kiểm soát sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long – thách thức và giải pháp”

Tham dự hội thảo có đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, lãnh đạo các tỉnh thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão của 20 tỉnh, thành ven biển trong cả nước, đại diện các cán bộ quản lý, Viện, Trường Đại học và các nhà khoa học.

Hội thảo “Kiểm soát sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long – Thách thức và giải pháp”. (Ảnh: Trung Hiếu- TTXVN
Hội thảo “Kiểm soát sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long – Thách thức và giải pháp”. (Ảnh: Trung Hiếu- TTXVN

Theo các nghiên cứu chính thức của các nhà khoa học gần đây cho thấy, khoảng 38% diện tích khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị nước biển nhấn chìm vào năm 2100 do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Một số khu vực ven bờ đang bị xâm thực khoảng 30 mét mỗi năm; rừng ngập mặn dọc theo bờ biển bị suy giảm nghiêm trọng; mức độ gia tăng xâm nhập mặn dẫn đến tình trạng đất nhiễm mặn gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, hiện tượng sạt lở ở các vùng ven sông, ven biển vẫn tiếp diễn phức tạp, gây bất an cho người dân trong toàn khu vực, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân, nhất là người dân vùng ven biển. 

Tại hội thảo, các tham luận đều cho rằng, nhiều năm qua, các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và các tỉnh ven biển cả nước nói chung đã triển khai nhiều biện pháp, giải pháp để kiểm soát sạt lở, chống xói mòn, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu, nhưng đều chỉ là biện pháp tạm thời, chưa thực sự bền vững. Ngoài ra, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển hiện nay diễn biến phức tạp, khó dự báo nên công tác phòng chống cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Các tham luận cũng nêu ra một số biện pháp khá hiệu quả như các mô hình rào che chắn sóng giữ phù sa ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, đê kè kiên cố, trồng, bảo vệ rừng phòng hộ từ xa, mang tính bền vững… 

Các đại biểu đã đề xuất, đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ và ổn định bờ biển, cho rằng đây là vấn đề quan trọng trong quy hoạch đê biển, trong đó rừng ngập mặn được xem là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định và là giải pháp lâu dài trong bảo vệ bờ biển và đê biển. Giải pháp thể hiện với điều kiện thực tế của từng địa phương; cần quy hoạch tổng hợp phòng chống xâm thực về lâu dài. 

Có thể bạn quan tâm