Hội thảo "Giải pháp xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi khó khăn"

Hội thảo "Giải pháp xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi khó khăn"

Vùng miền núi khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ có 29 huyện với hơn 220 xã xây dựng nông thôn mới. Sau 5 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, các xã trong khu vực này đạt được nhiều tiêu chí, trong đó chủ yếu là những tiêu chí “mềm” đã có từ trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới như: an ninh trật tự, điện, bưu điện. Các tiêu chí thiết yếu như: cơ sở hạ tầng, thu nhập, giao thông... đạt được rất thấp. 

Quang cảnh Hội thảo:
Quang cảnh Hội thảo: 


Đến nay, các xã này mới đạt bình quân 5,94 tiêu chí, thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước là 11,64 tiêu chí. Nguyên nhân là do các xã này gặp nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới, đó là nguồn lực rất hạn chế, sản xuất manh mún, ô nhiễm môi trường, lao động nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu… 

Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, để các xã miền núi về đích đúng hạn trong xây dựng nông thôn mới, thời gian tới cần tăng cường nguồn lực, trong đó chủ yếu từ ngân sách nhà nước, tập trung đầu tư cho phát triển sản xuất, có cơ chế đặc thù thực hiện tiêu chí cần nhiều vốn đầu tư, điều chỉnh tiêu chí cho phù hợp thực tế… 

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Ninh Thuận, hiện nay các xã đều áp dụng chuẩn đánh giá như nhau là tỷ lệ hộ nghèo phải dưới 5% mới đạt tiêu chí về hộ nghèo. Giai đoạn tới sẽ thay đổi chuẩn hộ nghèo theo hướng tăng lên gần gấp đôi so với hiện nay, như vậy chắc chắn tỷ lệ hộ nghèo sẽ tăng theo. Do đó, tiêu chí hộ nghèo cần sửa đổi theo hướng phân vùng. 

Đại diện Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Quảng Nam đề nghị, cần lấy chương trình giảm nghèo làm trọng tâm trên cơ sở thực hiện tốt giảm nghèo bền vững gắn với thực hiện một số tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới./. 



Có thể bạn quan tâm