Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen

Các nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận về các sản phẩm tơ lụa được kéo sợi từ cuống cây sen.
Các nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận về các sản phẩm tơ lụa được kéo sợi từ cuống cây sen.

Sáng 25/5, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Sinh thái (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức hội thảo “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen”. Hội thảo là dịp đánh giá tiềm năng, định hướng phát triển sản xuất tơ lụa từ cây sen tại Việt Nam…

Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen ảnh 1PGS.TSKH Nguyễn Duy Chuyên - Viện trưởng Viện Kinh tế Sinh thái, Chủ nhiệm đề tài cho rằng, cần có thêm các nghiên cứu như: Nghiên cứu nâng cao chất lượng các sản phẩm tơ lụa từ cây sen; nghiên cứu vùng nguyên liệu sen, quy hoạch làng nghề sản xuất… để tiếp tục phát huy các thành quả của đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen”.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TSKH Nguyễn Duy Chuyên - Viện trưởng Viện Kinh tế Sinh thái, Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen” cho biết, Việt Nam nằm trong vùng phân bố sen tự nhiên trên thế giới. Cây sen có ở khắp đất nước Việt Nam, khoảng 3.000 héc-ta, đặc biệt là ở hai vùng đất ngập nước là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Hiện tại, Việt Nam đã sử dụng hầu hết các bộ phận cây sen như hạt, lá, ngó sen để làm dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm… Tuy nhiên, bộ phận chính của của sen là cuống sen thì hầu như chưa được sử dụng. Việc nghiên cứu sản xuất sợi từ cuống lá sen là hết sức cần thiết bởi nó sẽ tạo ra một nghề mới, một sản phẩm tơ lụa mới, góp phần cải thiện đời sống người dân ở vùng đất ngập nước, mang đến lợi ích kinh tế, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái.

Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen ảnh 2Thạc sĩ Nguyễn Huy Thắng, Viện Kinh tế Sinh thái, giới thiệu hội thảo đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen”.

Năm 2016, Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen” với sự hợp tác của Myanmar, giao cho Viện Kinh tế Sinh thái tổ chức triển khai. Từ tháng 10/2016, Viện Kinh tế Sinh thái đã phối hợp với Viện Dệt May, Bộ môn dệt thuộc Đại học Bách Khoa, Trung tâm Tài nguyên Môi trường cùng các địa phương như: huyện Mỹ Đức, Thanh Trì (Hà Nội), huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) thực hiện các nội dung của đề tài theo đúng tiến độ đã đăng ký với Bộ Khoa học và Công nghệ.

Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen ảnh 3Các nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận về các sản phẩm tơ lụa được kéo sợi từ cuống cây sen.

Viện Kinh tế Sinh thái đã xây dựng 3 mô hình sản xuất thử nghiệm, trong đó ở Miền Bắc sản xuất thử nghiệm tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức và xã Ninh Sở, huyện Thanh Trì; ở Miền Nam sản xuất thử nghiệm tại huyện Tháp Mười. Mỗi mô hình có các yêu cầu trọng điểm khác nhau như: Mô hình ở Ninh Xá chủ yếu nghiên cứu thử nghiệm các giống sen lấy sợi, kỹ thuật thu hái và trồng. Tại Mỹ Đức, mô hình của đề tài được thực hiện tại thôn Hạ, xã Phùng Xá, thử nghiệm kỹ thuật miết kéo tơ sen, dệt và sản xuất các sản phẩm tơ lụa từ cây sen. Nghệ nhân Phan Thị Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức đã được chọn để hợp tác sản xuất lụa tơ sen. Nghệ nhân Phan Thị Thuận đã thực nghiệm trồng giống sen hồng đơn. Sau 3 năm vừa nghiên cứu vừa thử nghiệm, bà đã tổ chức thành công se được tơ sen – thứ sợi tơ khó lấy, chỉ có ở cuống sen. Mô hình tại huyện Tháp Mười thử nghiệm kỹ thuật trồng, kéo miết tơ và lan tỏa phát triển các sản phẩm từ tơ sen.

Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen ảnh 4Các nhà nghiên cứu, những người yêu mến, quan tâm tới kết quả của đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen” tham dự Hội thảo.
Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen ảnh 5Các nhà nghiên cứu, những người yêu mến, quan tâm tới kết quả của đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen” tham dự Hội thảo.
Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen ảnh 6Các nhà nghiên cứu, những người yêu mến, quan tâm tới kết quả của đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen” tham dự Hội thảo.
Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen ảnh 7Các nhà nghiên cứu, những người yêu mến, quan tâm tới kết quả của đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen” tham dự Hội thảo.

Kết quả là lần đầu tiên Việt Nam sản xuất được tơ lụa từ cuống cây sen; nghề dệt vải từ tơ sen đã bước đầu hình thành, hòa hợp với các ngành nghề truyền thống và hiện đại như: Thêu, hội họa, thủ công mỹ nghệ, thiết kế thời trang…; đã tạo ra được nguồn nguyên liệu mới và một sản phẩm mới ở phân khúc dệt may cao cấp, có giá trị xuất khẩu cho ngành dệt may Việt Nam. Trong tương lai, nguyên liệu từ sen sẽ trở thành nguyên liệu tiềm năng, giúp Việt Nam chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước. Đề tài còn mang ý nghĩa xã hội, giúp tạo thêm sinh kế cho nông dân vùng đất ngập nước, đặc biệt là chị em phụ nữ.

Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen ảnh 8Vải tơ sen.
Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen ảnh 9Vải tơ sen.
Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen ảnh 10Bên lề hội thảo, Ban tổ chức trưng bày một số sản phẩm tơ lụa từ cây sen.
Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen ảnh 11Bên lề hội thảo, Ban tổ chức trưng bày một số sản phẩm tơ lụa từ cây sen.
Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen ảnh 12Bên lề hội thảo, Ban tổ chức trưng bày một số sản phẩm tơ lụa từ cây sen.
Hội thảo đánh giá tiềm năng và cơ hội sản xuất sợi từ cuống lá sen ảnh 13Bên lề hội thảo, Ban tổ chức trưng bày một số sản phẩm tơ lụa từ cây sen.

Vẫn theo PGS.TSKH Nguyễn Duy Chuyên - Viện trưởng Viện Kinh tế Sinh thái, Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống lá sen”, để tiếp tục phát huy các thành quả này, cần có thêm các nghiên cứu như: Nghiên cứu nâng cao chất lượng các sản phẩm tơ lụa từ cây sen; nghiên cứu hạ giá thành; nghiên cứu vùng nguyên liệu sen, quy hoạch làng nghề sản xuất; nghiên cứu kết nối với các doanh nghiệp để phát triển nghề dệt tơ lụa sen Việt Nam và các sản phẩm tơ lụa từ cây sen; các nghiên cứu phát triển thị trường, thời trang, phát triển du lịch gắn với làng nghề sen…

Thực hiện: Phan Ngọc Đức

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm