Hội Nhà báo Việt Nam: Nơi đoàn kết, tập hợp, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập báo Nhân dân Lê Quốc Minh phát biểu tại diễn đàn"Vấn đề hôm nay: Chuyển đổi số" để phục vụ bạn đọc tốt hơn . Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập báo Nhân dân Lê Quốc Minh phát biểu tại diễn đàn"Vấn đề hôm nay: Chuyển đổi số" để phục vụ bạn đọc tốt hơn . Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Với truyền thống vẻ vang của những người làm báo cách mạng qua gần một thế kỷ, đội ngũ người làm báo cách mạng nước ta, tập hợp dưới mái nhà chung là Hội Nhà báo Việt Nam, đã nỗ lực phấn đấu, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân. 72 năm xây dựng, trưởng thành (21/4/1950 - 21/4/2022), đến nay, Hội Nhà báo Việt Nam ngày càng phát triển, là nơi đoàn kết, tập hợp, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.

Xây dựng đội ngũ người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng

Với vai trò là nơi tập hợp, đoàn kết đội ngũ hội viên - nhà báo, thời gian qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã góp phần tổ chức, động viên đội ngũ người làm báo tuyên truyền thực hiện thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu to lớn và toàn diện của đất nước trên mọi lĩnh vực; thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước về công tác thông tin, báo chí; đẩy mạnh tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

72 năm qua kể từ ngày thành lập, trải qua 11 kỳ Đại hội, Hội Nhà báo Việt Nam đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, Hội Nhà báo Việt Nam có 7.448 hội viên, sinh hoạt trong 288 đơn vị cấp Hội, 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, 20 Liên Chi hội, 205 Chi hội trực thuộc.

Hội Nhà báo Việt Nam: Nơi đoàn kết, tập hợp, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo ảnh 1Đồng chí Đào Tùng, Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam khóa 4 đọc báo cáo tại Đại hội V Hội nhà báo Việt Nam, tổ chức tại Hội trường Ba Đình (Hà Nội) từ 16-18/10/1989. Ảnh: TTXVN

Kết quả nổi bật Hội Nhà báo đạt được trong thời gian qua là tập hợp, đoàn kết được đội ngũ hội viên - nhà báo, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội; tổ chức, động viên đội ngũ người làm báo tuyên truyền thực hiện thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu to lớn, toàn diện của đất nước trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó, hội tiếp tục thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thông tin, báo chí; đẩy mạnh tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đối với Đề án báo chí chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020, Hội hỗ trợ sáng tạo hơn 14.000 tác phẩm báo chí chất lượng cao ở Trung ương và các địa phương. Trong công tác tổ chức các giải báo chí, Hội thể hiện rõ vai trò là cơ quan thẩm định chuyên môn và phối hợp tổ chức. Trong bối cảnh mới, các chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí được cải tiến, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng. Các khóa học chủ yếu tập trung vào 3 mảng chính: kỹ năng nghiệp vụ cho các loại hình báo chí; các chuyên đề báo chí; bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của nhà báo.

Về công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, Hội triển khai Luật báo chí năm 2016, Quy định về đạo đức nghề nghiệp, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Gần 300 hội đồng xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam được thành lập, đi vào hoạt động, lên tiếng kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng, các địa phương thực hiện nhiều biện pháp cần thiết xử lý nghiêm minh các hành vi cản trở, đe dọa, hành hung, xúc phạm các nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên.

Hoạt động của tổ chức Hội có nhiều chuyển biến tích cực. Bộ máy tổ chức các cấp Hội được kiện toàn, điều kiện hoạt động được cải thiện, số lượng hội viên tăng nhanh. Ngày 8/4/2020, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 43-CT/TƯ, về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới", đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam.

Hội duy trì mục tiêu xây dựng đội ngũ người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng về trình độ nghiệp vụ, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, nâng cao uy tín của Hội Nhà báo Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt trong Cộng đồng ASEAN.

Hội Nhà báo Việt Nam: Nơi đoàn kết, tập hợp, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo ảnh 2Ban chấp hành Hội nhà Báo Việt Nam khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN

Đặc biệt, ngày 31/12/2021, Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Đại hội đã nghiêm túc đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Hội Nhà báo Việt Nam; tổng kết các hoạt động báo chí và hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ qua; đánh giá việc thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ về công tác báo chí nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; xác định phương hướng, nhiệm vụ quan trọng cho nhiệm kỳ XI; việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 8/4/2020 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới." Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 52 nhà báo có phẩm chất, năng lực, uy tín, điều kiện, tâm huyết; biểu quyết thông qua Báo cáo Chính trị, Điều lệ Hội khóa XI và Nghị quyết Đại hội XI.

Với phương châm "Đoàn kết-Kỷ cương-Đổi mới-Sáng tạo-Phát triển," Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, định hướng cho các cấp Hội Nhà báo Việt Nam và đội ngũ những người làm báo cả nước tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam, chung sức đồng lòng, ra sức phấn đấu xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, giàu tính chiến đấu, nhân văn, vì lợi ích của đất nước, nhân dân, vì đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Đồng thời, qua hai năm gián đoạn do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Hội Báo toàn quốc năm 2022 đã được tổ chức. Không chỉ là ngày hội của giới báo chí, công chúng báo chí cả nước, Hội Báo còn là lời khẳng định đất nước đã chuyển sang giai đoạn bình thường mới. Đây là dịp để tôn vinh sự phát triển mạnh mẽ, những thành tích to lớn của báo chí Việt Nam gắn với các hoạt động lao động sáng tạo của các nhà báo trong cả nước, là nơi để những người làm báo cùng trau dồi kinh nghiệm, giao lưu với công chúng, qua đó khích lệ giới báo chí thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng cao.

Hội Nhà báo Việt Nam: Nơi đoàn kết, tập hợp, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo ảnh 3

Nhận định về vai trò của Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nêu rõ: Ngược dòng lịch sử, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, thấy rõ vai trò của đội ngũ làm báo, vì "Nói đến báo chí, trước hết phải nói đến những người làm báo chí" , Bác Hồ và Đảng ta đã chỉ đạo thành lập Đoàn Báo chí Việt Nam, sau đổi thành Đoàn Báo chí kháng chiến. Ngày 21/4/1950, trên cơ sở Đoàn Báo chí kháng chiến, tại chiến khu Việt Bắc, Hội Những người viết báo Việt Nam, tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam hiện nay ra đời, đánh dấu một mốc son trong lịch sử phát triển của Hội và đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam. Nói lại điều này để thấy, đây là vinh dự đặc biệt đối với Hội Nhà báo và mỗi hội viên; đồng thời, nói lên trách nhiệm lớn lao của Hội trong việc tập hợp, đoàn kết, bảo vệ lợi ích, quyền lợi hợp pháp của hội viên; động viên sức sáng tạo, cống hiến của các nhà báo; xây dựng tổ chức Hội thực sự là "ngôi nhà ấm tình đồng nghiệp", "nơi kết nối, giao lưu, tin cậy và chia sẻ" của hội viên, tích cực đóng góp cho sự phát triển lớn mạnh của báo chí nước nhà. Sứ mệnh quan trọng, cao cả đó đòi hỏi tổ chức Hội phải thực sự vững mạnh, sự vững mạnh dựa trên năng lực, phẩm chất, trách nhiệm của từng hội viên mà trước hết là của từng cán bộ hội.

Đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong tình hình mới

Để tiếp tục phát triển lớn mạnh, tại Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam đã đề ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ mới với 9 nhiệm vụ trọng tâm, 15 giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ người làm báo có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng về trình độ nghiệp vụ, gương mẫu về đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Theo đó, những nhiệm vụ trọng tâm được Hội hướng đến đó là xây dựng đội ngũ người làm báo cách mạng Việt Nam trong sạch, vững mạnh, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm báo trong kỷ nguyên số; đào tạo ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động báo chí; đặc biệt chú trọng việc rèn luyện, tu dưỡng, nêu cao đạo đức nghề nghiệp cho các nhà báo, hội viên.

Hội Nhà báo Việt Nam: Nơi đoàn kết, tập hợp, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo ảnh 4Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập báo Nhân dân Lê Quốc Minh phát biểu tại diễn đàn"Vấn đề hôm nay: Chuyển đổi số" để phục vụ bạn đọc tốt hơn . Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Một số nhiệm vụ tiếp theo là: các cấp Hội Nhà báo phối hợp với các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí tham gia hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, đảm bảo báo chí thực hiện đúng tôn chỉ mục đích, xây dựng môi trường báo chí lành mạnh, hiệu quả; tham gia xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách để phát triển, quản lý báo chí và đội ngũ người làm báo; tích cực bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp và các quyền lợi chính đáng của người làm báo, hội viên; phối hợp ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi cản trở, đe dọa, xúc phạm, hành hung các nhà báo, hội viên hoạt động đúng pháp luật. Các cấp Hội phối hợp chặt chẽ với các cấp có trách nhiệm và cơ quan báo chí làm tốt công tác tư tưởng, đặc biệt quan tâm đến việc làm, hoạt động nghề nghiệp, đời sống của số người làm báo chịu tác động do thực hiện quy hoạch báo chí, tạo sự đồng thuận cao trong đội ngũ người làm báo; nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ hội từ trung ương đến các cơ sở...

Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Quốc Minh khẳng định: Thời gian tới, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ hoàn thiện Đề án công nghệ thông tin để phục vụ hoạt động điều hành hệ thống hội nhà báo từ Trung ương đến cơ sở, hiện thực hóa chủ trương chuyển đổi số. Hội phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc hội thảo, lớp tập huấn, xây dựng các chính sách đề nghị Chính phủ hỗ trợ báo chí thực hiện tốt chuyển đổi số. Hội rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật về báo chí, xây dựng mô hình và các chính sách kinh tế báo chí phù hợp trong xu thế chuyển đổi số báo chí.

Hội Nhà báo Việt Nam sẽ đồng hành cùng các cơ quan báo chí tăng cường ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động báo chí, khai thác tối đa nền tảng Internet để xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ, tích hợp đa phương tiện, truyền dẫn đa nền tảng, trở thành những cơ quan báo chí đa phương tiện mạnh. Ngoài ra, Hội sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo đại học, cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại cho hội viên, nhà báo, phóng viên về kỹ năng làm báo trong kỷ nguyên số, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động báo chí - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh nêu rõ.

Giao nhiệm vụ cho Hội Nhà báo Việt Nam trong nhiệm kỳ 2020-2025, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng lưu ý Hội Nhà báo cần nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam; hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước; tính chất nghề nghiệp của Hội không tách rời tính chất chính trị - xã hội; nhiệm vụ hàng đầu của báo chí, của những người làm báo Việt Nam và của Hội là phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước, nhân dân; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Nhà báo các cấp bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, sáng tạo, thiết thực, trên cơ sở phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương, đẩy mạnh công tác tập hợp, đoàn kết những người làm báo vào tổ chức Hội; phấn đấu để Hội Nhà báo Việt Nam thực sự là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, là "ngôi nhà chung, ấm áp" của hội viên và giới báo chí.

Hội Nhà báo Việt Nam: Nơi đoàn kết, tập hợp, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo ảnh 5Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm gian trưng bày của TTXVN tại Hội Báo toàn quốc năm 2022. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Sự nghiệp cách mạng, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới đang đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang cho giới báo chí cả nước. Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhấn mạnh: Bác Hồ từng căn dặn Hội Nhà báo Việt Nam: "Nhiệm vụ của Hội là phải làm cho hội viên đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ. Có như thế, Hội Nhà báo mới làm tròn nhiệm vụ và những người làm báo mới phục vụ tốt nhân dân, phục vụ tốt cách mạng" và "Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng". Đây chính là mục tiêu mà Hội Nhà báo Việt Nam, mỗi hội viên và những người làm báo phải tiếp tục phấn đấu, rèn luyện không ngừng, góp phần xây dựng Hội Nhà báo Việt Nam ngày thêm trong sạch, vững mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển, lớn mạnh của báo chí cách mạng Việt Nam.

Phúc Hằng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm