Hòa Vang phát triển du lịch cộng đồng

Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhiều lễ hội, làng nghề, công trình kiến trúc cổ cùng nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Cơ-tu, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) có tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế cho người dân địa phương…

Hoa Vang phat trien du lich cong dong hinh anh 1Nghi thức trong lễ cưới của người Cơ-tu được tái hiện tại Khu du lịch Suối Hoa phục vụ du khách đến tham quan trải nghiệm. Ảnh: Trần Lê Lâm

Theo ông Đỗ Thanh Tân, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hòa Vang, huyện hiện có 8 điểm du lịch cộng đồng (DLCĐ) với nhiều loại hình hoạt động mới mẻ như homestay ALăng Như, khu cắm trại Yên Retreat ở xã Hòa Bắc; tiệm Bến với dịch vụ giải khát, chụp hình, cắm trại ở xã Hòa Phong; dịch vụ leo núi Wildtrek, trang trại Mẹ Ken, homestay Trại Điên, An Nhiên Farm ở xã Hòa Ninh và homestay tại nhà cổ tích Thiện Đường ở xã Hòa Nhơn.

Hoa Vang phat trien du lich cong dong hinh anh 2Các homestay trong Khu du lịch Suối Hoa ở huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) là điểm đến tham quan trải nghiệm của du khách ưu thích về du lịch cộng đồng. Ảnh: Trần Lê Lâm
Hoa Vang phat trien du lich cong dong hinh anh 3Du khách được ở nhà sàn và trải nghiệm các hoạt động giao lưu văn hóa của người Cơ-tu tại Làng du lịch cộng đồng “Toom Sara Fest” nằm trong Khu du lịch Suối Hoa. Ảnh: Trần Lê Lâm
Hoa Vang phat trien du lich cong dong hinh anh 4Du khách hào hứng khi được thưởng thức rượu cần của người Cơ-tu. Ảnh: Trần Lê Lâm

Được huyện Hòa Vang hỗ trợ gần 300 triệu đồng để đầu tư xây dựng bước đầu, homestay ALăng Như ở thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc đã hoàn thành giai đoạn 1 từ năm 2019. Nằm giữa một vườn tre, trúc, sau lưng là dòng suối lớn với núi đồi mênh mông, homestay ALăng Như như lẫn vào giữa thiên nhiên. Đến đây, du khách vừa được nghỉ ngơi thư giãn vừa được trải nghiệm các phong tục, tập quán của người Cơ-tu với các điệu múa Tung tung – da dá, múa cồng chiêng, hát lý… Theo ông Đinh Văn Như, chủ homestay ALăng Như, mô hình du lịch mới này đã tạo việc làm cho gần 50 người trong thôn. “Từ khi tham gia làm DLCĐ, người Cơ-tu có thêm việc đan lát, dệt thổ cẩm, chế biến món ăn truyền thống… Sản phẩm làm ra bán cho du khách, không chỉ tạo ra thu nhập mà còn góp phần khôi phục, giữ gìn những nét văn hóa truyền thống” - ông Đinh Văn Như cho biết thêm.

Hoa Vang phat trien du lich cong dong hinh anh 5Người Cơ-tu ở Làng du lịch cộng đồng “Toom Sara Fest” múa Tung tung - da dá phục vụ khách du lịch. Ảnh: Trần Lê Lâm

Cùng với homestay ALăng Như, các điểm DLCĐ khác ở Hòa Vang cũng đã và đang góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của người Cơ-tu, tạo sức hút với du khách trong và ngoài nước. Ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng chia sẻ: “Người nước ngoài thích khám phá và trải nghiệm cuộc sống cộng đồng nên các mô hình DLCĐ thu hút đông đảo khách quốc tế. Ngành du lịch Đà Nẵng luôn đồng hành, hỗ trợ địa phương trong việc xây dựng, quảng bá các sản phẩm DLCĐ này”.

Hoa Vang phat trien du lich cong dong hinh anh 6Du khách quốc tế trải nghiệm các hoạt động săn bắt của người Cơ-tu tại Làng du lịch cộng đồng “Toom Sara Fest” thuộc Khu du lịch Suối Hoa. Ảnh: Trần Lê Lâm
Hoa Vang phat trien du lich cong dong hinh anh 7Các điểm du lịch cộng đồng ở huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đã và đang góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của người Cơ-tu, tạo sức hút với du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Trần Lê Lâm

Để DLCĐ tiếp tục phát triển, huyện Hòa Vang đã xây dựng đề án DLCĐ huyện giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định 3 vùng trọng điểm tập trung phát triển gồm: cụm Tà Lang - Giàn Bí; cụm Túy Loan - Thái Lai và cụm Trung Nghĩa - Đông Sơn - Hòa Trung. Khi đề án đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy DLCĐ miền Trung phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người Cơ-tu.

Trần Lê Lâm

Tin liên quan

Sơn La phát triển du lịch cộng đồng tại miền quê cổ tích Ngọc Chiến

Nằm ở độ cao trên 1.800 m so với mặt nước biển, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, có khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, cùng các mó nước khoáng nóng tự nhiên, những ngôi nhà sàn mái lợp gỗ pơ mu hàng trăm năm tuổi, con người thân thiện và những bản sắc văn hóa độc đáo được đồng bào các dân tộc giữ gìn là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch cộng đồng.


Chàng trai dân tộc Mông Tráng A Chu tiên phong phát triển du lịch cộng đồng ở vùng cao Sơn La

“Homestay A Chu” của anh Tráng A Chu, dân tộc Mông ở bản Hua Tạt, xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) được rất nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, vừa mang phong cách hiện đại, độc đáo nhưng vẫn đậm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào vùng cao Sơn La.


Kon Tum phát triển du lịch cộng đồng

Ngày 9/1, UBND huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ ra mắt Làng du lịch cộng đồng Kon Trang Long Loi – làng du lịch cộng đồng đầu tiên của huyện và ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đăk Hà năm 2021.


Xây dựng điểm du lịch cộng đồng Kho Mường

Nhằm phát triển điểm du lịch cộng đồng bản Kho Mường tại xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, thành một sản phẩm du lịch cộng đồng có thương hiệu, giá trị và sức cạnh tranh cao, trở thành một sản phẩm OCOP mang thương hiệu của địa phương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt Dự án xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng bản Kho Mường, xã Thành Sơn.


Phát triển du lịch cộng đồng - Hướng đi mới của huyện vùng cao Mù Cang Chải

Cách trung tâm thành phố Yên Bái gần 200km, Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái. Núi non hùng vĩ cùng những phong tục, tập quán độc đáo và sự mộc mạc, chất phác, mến khách của đồng bào dân tộc Mông đã tạo điều kiện để huyện phát triển du lịch cộng đồng. Đây là hướng phát triển kinh tế mới cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.



Đề xuất